Lịch tiêm chủng mở rộng 2020: Uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt, cần tiêm thêm 1 mũi lúc 5 tháng

Lịch tiêm chủng mở rộng 2020: Uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt, cần tiêm thêm 1 mũi lúc 5 tháng

Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ bé. Vì thế, bố mẹ nhớ cho con đi tiêm đầy đủ theo lịch tiêm chủng 2020 mở rộng.

Lịch tiêm chủng mở rộng 2020: Uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt, cần tiêm thêm 1 mũi lúc 5 tháng
Trong mùa dịch bệnh, các mẹ tuyệt đối đừng quên đưa con đi tiêm ngừa theo lịch tiêm chủng 2020 mở rộng. Giai đoạn từ sơ sinh đến dưới 1 tuổi, con cần tiêm chủng nhiều vắc xin phòng bệnh thuộc chương trình này. Đặc biệt từ năm ngoái còn có nhiều thay đổi như ngoài việc bé sẽ uống 3 liều vắc xin bại liệt (OPV) vào thời điểm 2, 3 và 4 tháng tuổi; khi trẻ 5 tháng tuổi sẽ tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt (IPV), thay vì chỉ uống 3 lần như trước đây.
1. Lịch tiêm chủng mở rộng 2020 cho trẻ sơ sinh cụ thể như sau:
24 giờ sau sinh:
– Tiêm viêm gan B, tiêm bắp, một mũi duy nhất. Phản ứng sau tiêm có thể là đau, sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc.
Sau sinh (càng sớm càng tốt):
– Lao – BCG, tiêm trong da, 1 mũi duy nhất (0.1ml). Phản ứng có thể gặp là sưng nơi tiêm, nổi hạch.
2 tháng tuổi:
– Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B- Hib mũi 1(vắc xin 5 trong 1)
– Uống vắc xin bại liệt OPV lần 1.
3 tháng tuổi:
– Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B- Hib mũi 2
– Uống vắc xin bại liệtOPV lần 2
4 tháng tuổi:
– Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3
– Uống vắc xin bại liệt OPV lần 3
5 tháng tuổi:
– Tiêm mũi bại liệt IPV
9 tháng tuổi:
– Mũi tiêm: Vắc-xin sởi đơn, tiêm dưới da, 1 mũi. Phản ứng tiêm có thể là bé sẽ bị đau, sưng nơi tiêm, sốt nhẹ từ 1-2 ngày.
12 tháng tuổi:
– Mũi tiêm:Vắc-xin viêm não Nhật Bản, tiêm dưới da. Gồm mũi 1, mũi 2 (2 tuần sau mũi 1), mũi 3 (một năm sau mũi 2). Sau tiêm con có thể bị đau, sưng nơi tiêm, quấy khóc và sốt.
18 tháng tuổi:
– Mũi tiêm: Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván DPT. Tiêm bắp và nhắc lại mũi 4.
– Tiêm:Vắc xin sởi – rubella (MR), tiêm dưới da và tiêm nhắc lại mũi sởi đơn lúc 9 tháng.

2.Bộ Y tế cho phép sử dụng đồng thời 2 loại vắc xin 5 trong 1
Trong năm 2018, Bộ Y tế đã quyết định sử dụng vắc xin ComBe Five trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng để thay thế vắc xin Quinvaxem. Để chủ động nguồn cung ứng vắc xin, Bộ Y tế khuyến khích các nhà sản xuất khác đăng ký sản phẩm có thành phần DPT-VGB-Hib tương tự.
Vắc xin DPT-VGB-Hib do Viện huyết thanh Ấn độ (SII) sản xuất với thành phần, lịch tiêm chủng và hiệu quả phòng bệnh tương đương như vắc xin ComBE Five, đã được cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam từ tháng 9 năm 2018.Như vậy, Bộ Y tế cho phép cung ứng đồng thời 2 loại vắcxin 5 trong 1 trong chương trình Tiêm chủng mở rộng là vắcxin ComBE Five và vắcxin DPT-VGB-Hib do SII sản xuất.
Việc sử dụng đồng thời hai vắcxin 5 trong 1 có thành phần tương tự trong tiêm chủng mở rộng để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vắcxin, tránh việc thiếu vắcxin, đặc biệt là đối với những vắcxin nhập khẩu, cần nhiều thời gian để tiến hành các thủ tục mua và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm định chất lượng.

3. Uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt, trẻ vẫn cần tiêm thêm 1 mũi lúc 5 tháng
Từ tháng 6/2019, trẻ sẽ được tiêm một mũi vắc-xin bại liệt tiêm IPV lúc 5 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng. Vắc xin IPV sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2019 là vắc xin của hãng Sanofi, Pháp sản xuất. Đã được cấp phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Như vậy là trong lịch tiêm chủng 2020 mở rộng cho bé dưới 1 tuổi thì ngoài việc uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt, bé còn phải chích thêm một liều nữa.
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam hiện nay, lịch tiêm chủng vắc xin bại liệt cho trẻ em dưới 1 tuổi được thực hiện như sau:
Trẻ 2 tháng tuổi: uống vắc-xin bOPV lần 1
Trẻ 3 tháng tuổi: uống vắc-xin bOPV lần 2
Trẻ 4 tháng tuổi: uống vắc-xin bOPV lần 3
Trẻ 5 tháng tuổi: tiêm mũi bại liệt IPV
Nếu trẻ không tiêm chủng được theo đúng lịch thì cần được tiêm sau đó và càng sớm càng tốt.Vắc-xin bại liệtdạng tiêm có thể tiêm chủng cùng các vắc-xin khác trong một buổi tiêm chủng. Việc sử dụng vắc-xin OPV dạng uống và vắc-xin IPV dạng tiêm là an toàn, sử dụng cùng lúc 2 vắc-xin sẽ tạo miễn dịch phòng bệnh tốt hơn cho trẻ.

Thế hệ các bà mẹ trẻ hiện nay rất xa lạ với căn bệnh bại liệt, bởi Việt Nam đã thanh toán căn bệnh này từ 20 năm trước. Tuy nhiên trong những năm gầy đây, bệnh xuất hiện nhiều ở các nước lân cận.Để phòng bệnh, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia vẫn triển khai cho trẻ trong độ tuổi 2,3,4 tháng tuổi uống 3 liều vắc xin ngừa bại liệt và từ cuối năm 2018 đã triển khai ở một số tỉnh chích thêm một liều vắc xin tiêm ngừa bệnh này (vắc xin IPV) lúc trẻ 5 tháng tuổi.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn duy trì tỷ lệ uống 3 liều vắc xin OPV cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 95%, việc bổ sung thêm lịch tiêm một liều vắc xin IPV sẽ giúp củng cố miễn dịch bền vững hơn trong bối cảnh vi rút bại liệt hoang dại vẫn còn lưu hành tại một số quốc gia vùng Nam Á và nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam vẫn còn hiện hữu khi mà giao lưu quốc tế ngày càng phổ biến.
Vắc xin IPV sử dụng trong Tiêm chủng mở rộng được hỗ trợ bởi Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) do hãng Sanofi, Pháp sản xuất, có tên thương mại là vắc xin IMOVAX POLIO, vắc xin đã đạt chứng nhận tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới, được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam và được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chương trình TCMR. Trên thế giới, vắc xin cũng đã được sử dụng trên 540 triệu liều tại 111 quốc gia.
Để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng 2020 mở rộng cho bé sơ sinh.Nếu trẻ không được tiêm chủng, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ. Chính vì vậy các bậc cha mẹ nên đưa bé đi tiêm chủng đầy đủ, vì sức khoẻ của con em mình.