Bác sĩ cảnh báo mẹ nuôi con nhỏ: Dùng địu nhiều gây ra loạn sản khớp háng, hại đốt sống của trẻ

Bác sĩ cảnh báo mẹ nuôi con nhỏ: Dùng địu nhiều gây ra loạn sản khớp háng, hại đốt sống của trẻ

Ngày nay, đa phần các bà mẹ đều dùng địu ngồi nhưng liệu chiếc địu tiện dụng này có phải nguy cơ khiến trẻ dễ bị loạn sản khớp háng?

Bác sĩ cảnh báo mẹ nuôi con nhỏ: Dùng địu nhiều gây ra loạn sản khớp háng, hại đốt sống của trẻ
Giống như những sản phẩm dành cho em bé khác, có nhiều loại địu khác nhau. Địu vải, địu lưng, địu trước, địu ngang, địu em bé dạng ba lô, địu khung mềm đều là những loại phổ biến hiện nay. Địu em bé là để tiện dụng hơn cho mẹ di chuyện và là thế thân tiện dụng của xe đẩy cồng kềnh. Việc bế trẻ cũng là một cách tốt để thúc đẩy sự gắn kết và tương tác giữa cha mẹ và con cái.
Tuy nhiên, bạn có biết rằng địu em bé có thể góp phần gây ra một tình trạng ở trẻ được gọi là loạn sản khớp háng?
Chuyên gia cảnh báo: Trẻ có thể bị loạn sản khớp háng vì chiếc địu

Theo bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Siow Hua Ming (Giám đốc Y khoa Khoa chỉnh hình, Trung tâm Chuyên khoa Mount Elizabeth Novena) cho biết, việc dùng địu hoàn toàn có thể gây loạn sản khớp háng ở trẻ. Loạn sản khớp háng thực chất là từ ngữ y khoa chuyên dùng để chỉ sự bất ổn, lỏng lẻo của khớp háng. Theo đó, nguyên nhân khiến bé bị loạn sản khớp háng là vì khi cho con ngồi trong địu, khớp hông bên trái của bé sẽ phải chịu nhiều lực hơn bên phải. Điều này tác động lên khung xương khớp háng dẫn tới khớp háng bị trật ra khỏi vị trí ban đầu.
Ban đầu, khi những đứa trẻ được sinh ra, hông của chúng dang rộng một cách tự nhiên. Đứa trẻ sau khi sinh cũng phải mất vài tháng thì 1 khớp xương của bé mới có thể duỗi ra một cách tự nhiên được. Khoảng thời gian vài tháng đầu đời,ổ cối của bé rất lỏng lẻo do sụn còn mềm. Chân bé nếu muốn duỗi thẳng được ra như người lớn thì phải mất rất nhiều thời gian. Các chuyên gia ước tính, sau khi sinh bé cần tới vài tháng để 1 khớp xương duỗi thẳng một cách tự nhiên. Nếu chúng ta địu trẻ lúc này sẽ tương tự với việc ép phần hông, đầu gối của bé phải duỗi thẳng, hai chân chụm vào nhau. Điều này khiến khớp nối sẽ vĩnh viễn trật ra khỏi háng hoặc trật khỏi ổ cối. Đồng thời, nếu tưhế này nếu duy trì trong suốt thời gian dài sẽ khiến bé có nguy cơ bị loạn sản xương hông.
Cũng đồng tình với quan điểm này, bác sĩ Phan Văn Tiếp (Trưởng khoa Nhi, BV chấn thương chỉnh hình TP. HCM) cho rằng chiếc địu hoàn toàn có thể là thủ phạm gây ra chứng loạn sản khớp háng. Thậm chí, nó còn là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ. Vị này cho biết, khi bé ngồi trong địu, chân bé buông thõng xuống bên dưới mà không có gì đỡ cả. Điều này khiến lực đè nặng lên khớp hông của bé và gây nên tình trạng trật khớp háng. Do đó, nếu địu bé quá lâu thì bé rất dễ bị loạn sản xương hông.
Ngoài ra, bác sĩ Tiếp còn chia sẻ, việc dùng địu địu trẻ còn có thể khiến trẻ bị ngạt thở, gãy đốt sống. Nếu chẳng may địu trẻ không đúng cách hoặc chiếc địu bị tuột khóa, đứt dây thì còn gây ra hậu họa khôn lường.
Loạn sản khớp háng là gì? Có nguy hiểm không?

Loạn sản khớp háng ở trẻ hay còn được gọi là trật khớp háng bẩm sinh. Đây là tình trạng mà chỏm xương đùi trật ra ngoài ổ cối xương chậu. Loạn sản khớp háng có nhiều loại như: ổ cối nông, bán trật khớp háng, trật khớp háng
Loạn sản khớp háng rất nguy hiểm vì khi khớp cầu ở hông trẻ bị trật sẽ khiến các bộ phận khác không thể kết hợp nhịp nhàng được với nhau trong các chuyển động. Tùy theo mức độ bệnh mà trẻ sẽ gặp những khó khăn khác nhau trong quá trình vận động. Đặc biệt loạn sản khớp háng còn khiến trẻ chậm biết lật, bò, đứng, đi… Nếu không chữa trị sớm, nó sẽ hình thành dị tật ở phần hông, xương đùi trẻ cản trở cuộc sống sau này của bé.
Theo các chuyên gia, nếu trẻ được phát hiện trong thời gian từ khi bé được 1 – 6 tháng tuổi thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Chỉ sau 3 – 4 tuần thì khớp háng của bé sẽ trở lại bình thường với tỷ lệ thành công là 95%.
Trường hợp bé trên 18 tháng tuổi mới phát hiện thì việc điều trị gặp khó khăn hơn. Ở độ tuổi này, chỉ có tầm khoảng 70% khả năng điều trị hết hoàn toàn. Còn nếu để bé đã lớn tới mức 8 tuổi mới được điều trị thì bé phải trải qua 2 – 3 ca phẫu thuật mà khả năng chữa dứt điểm cũng không cao.
Làm sao để giảm thiếu mối nguy hại khi địu trẻ
– Các mẹ nên chọn những chiếc địu của thương hiệu uy tín, đảm bảo, kiểm tra kĩ từng đường kim mũi chỉ.
– Nên chọn chiếc địu có miếng lót cứng bên trong. Miếng lót này sẽ có tác dụng tương tự như giá nâng đỡ bé tránh trường hợp bé bị ngửa cổ ra sau sẽ rất nguy hiểm.
– Chiếc địu cũng nên có chỗ ngồi rộng và giá đỡ từ hông tới đầu gối bé để tránh khớp hông bị dồn lực quá nhiều sẽ gây ra bệnh loạn sản khớp háng, trật khớp.
– Không chọn chiếc địu quá lớn so với bé vì lớp vải có thể che kín vùng mũi, miệng bé gây ngạt thở.
– Chỉ sử dụng địu cho bé từ 5 tháng tuổi trở lên
– Khi địu trẻ, các mẹ tuyệt đối không được chạy nhảy, lắc mạnh vì có thể gây trật khớp cổ, gãy đốt sống cổ… rất nguy hiểm.