Bên cạnh những tên gọi khác nhau như rau cúc, cúc tần ô thì rau cải cúc còn được biết đến với mỹ danh “món rau của Hoàng đế”. Vậy loại rau dân dã này của Việt Nam có điểm gì đặc biệt mà được gắn với mỹ danh đó?
Hàm lượng dinh dưỡng của rau cải cúc
Danh sách thành phần thực phẩm Trung Quốc ghi lại, 100g rau cải cúc chứa 73mg canxi và 20mg magie. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, hàm lượng canxi trong cải cúc còn cao gấp 2 lần so với dưa hấu, dưa chuột và nhiều gấp 6 lần so với cà chua.
Chưa dừng lại đó, lượng carotene trong loại rau này còn cao gấp 15 – 30 lần so với dưa chuột và cà tím. Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, cải cúc có chứa protein, glucid, lipid và nhiều vitamin B, C và một số vitamin A,…
Tuy nhiên, lợi thế lớn nhất của loại rau này là chứa nhiều axit amin, protein. Nghiên cứu cho thấy, trong hơn 20 loại axit amin cần thiết cho cơ thể thì rau cải cúc chứa tới 8 loại axit amin thiết yếu, nên được xem là loại rau chứa hàm lượng axit amin khác với các loại rau khác nhất.
Cải cúc còn chứa hàm lượng lớn kali và muối khoáng, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời giúp lợi tiểu, tiêu giảm phù nề. Chất xơ trong cải cúc có tác dụng làm tăng cường co bóp dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm lượng cholesterol.
8 tác dụng tuyệt vời của cải cúc đối với sức khỏe
1. Thúc đẩy sự thèm ăn
Rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi, tạo ra một hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, từ đó thúc đẩy sự thèm ăn và cải thiện cảm giác thèm ăn nhanh chóng.
2. Dưỡng tim
Theo một số nghiên cứu, cải cúc có chứa 4 thành phần dược liệu phù hợp với người đang điều trị bệnh tim, giúp tim mạch khỏe hơn. Đặc biệt, mùi hương đặc trưng của cải cúc còn có tác dụng dưỡng tim.
3. Làm sạch máu, ngăn ngừa thiếu máu
Rau cải cúc rất giàu sắt và canxi, có thể giúp cơ thể sản xuất ra máu mới và tăng độ dẻo dai của xương. Do đó, loại rau này rất tốt cho người già để ngăn ngừa thiếu máu và bệnh loãng xương.
Bên cạnh đó, rau cải cúc còn có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein, bổ sung các vitamin cần thiết cho quá trình tạo máu như axit folic và đồng nguyên tố vi lượng. Vậy thế, rau cải cúc cũng nên được bổ sung trong thực đơn hàng ngày của trẻ em trong giai đoạn phát triển, vì nó có thể bổ sung các tác nhân tạo máu để ngăn ngừa thiếu máu.
4. Tiêu sưng, lợi tiểu
Lượng axit amin, chất béo, protein và nồng độ natri cao cùng kali và các khoáng chất khác trong cải cúc có thể điều chỉnh sự trao đổi chất trong cơ thể, loại bỏ phù nề, lợi tiểu.
5. Thanh phổi, tiêu đờm, giảm ho
Rau cải cúc giàu vitamin A, thường xuyên đưa loại rau này vào thực đơn hàng ngày có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng hệ thống hô hấp, thanh phổi, tiêu đờm. Hương thơm đặc biệt của cải cúc có thể giúp giảm ho, giảm hen suyễn.
6. Hạ huyết áp
Trong cải cúc có chứa chất choline, có tác dụng đáng kể trong việc hạ huyết áp và nuôi dưỡng não bộ.
7. Ổn định cảm xúc, ngăn ngừa mất trí
Cải cúc có tác dụng rất tốt đối với những người thường xuyên lo lắng, căng thẳng vì loại rau này rất giàu vitamin, carotenoid và các axit amin. Ăn cải cúc hàng ngày có tác dụng ổn định cảm xúc và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
8. Ngăn ngừa táo bón
Nguồn chất xơ dồi dào trong cải cúc có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp loại bỏ các chất độc hại trong đường ruột, từ đó giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón.