Cha mẹ nào cũng mong con mình sinh ra được xinh xắn, thông minh. Vì vậy, mẹ nào cũng sẽ cố gắng tìm hiểu và làm mọi cách để làm tăng chất xám thai nhi ngay từ những ngày còn nằm trong bụng mẹ.
Để con ra đời thông minh, lanh lợi, các mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống, những thói quen sinh hoạt và thực hiện các biện pháp thai giáo để kích thích trí não con yêu ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khiến tất cả mọi người vô cùng ngạc nhiên khi gần đây, một công trình nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ đã được công bố. Một trong những yếu tố gây bất ngờ nhất đó chính là khoảng cách giữa nơi sinh sống của cha và mẹ, cụ thể là cha mẹ càng yêu xa, con sinh ra sẽ càng thông minh tài giỏi.
Tưởng chỉ là chuyện đùa nhưng nghiên cứu này lại được chứng minh là hoàn toàn có thật. Theo công trình nghiên cứu, khoảng cách quê hương của cha mẹ càng xa, yêu xa, xuất thân từ những vùng đất khác nhau thì chỉ số IQ của con trong tương lai lại càng tăng cao. Để lý giải cho vấn đề này, một số chuyên gia về vấn đề di truyền và sức khỏe đã cho rằng chúng phụ thuộc vào những nguyên lý đa dạng di truyền. Theo kết quả thống kê, có khoảng hơn 60% trường hợp con cái của các cặp đôi yêu xa đạt số điểm kiểm tra trí tuệ cao hơn hẳn những cặp đôi yêu gần khác. Số liệu cụ thể được công bố như sau:
– Nếu cha mẹ ở cùng thành phố, chỉ số IQ trung bình của con đạt khoảng 102,45.
– Nếu cha mẹ một người ở nội thành, người kia ở ngoại thành thì chỉ số này có phần nhích lên đôi chút khoảng 106,17.
– Các trường hợp còn lại, cha mẹ ở khác tỉnh, khác thành phố thì chỉ số chất xám trí não của trẻ có thể tăng lên đến tận 109.
Tuy nhiên, những cặp vợ chồng yêu gần không nên quá lo lắng vì bên cạnh yếu tố khoảng cách địa lý giữa cha và mẹ, vẫn còn rất nhiều tác nhân khác sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ khi ra đời như:
– Gen di truyền: Đây được xem là yếu tố rất quan trọng. Nếu cha mẹ có trình độ học vấn và chỉ số IQ cao, con sẽ rất khó kém thông minh nếu được nuôi dạy đúng cách trong một môi trường lành mạnh. Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng, cha mẹ có trình độ đại học con thông thường sẽ sở hữu chỉ số IQ cao nhất và thấp dần qua những bậc trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học.
– Chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong hành trình bồi dưỡng thể chất và trí thông minh của trẻ. Mẹ cần thiết lập cho con một chế độ dinh dưỡng đa dạng khoáng chất và đầy đủ ngay từ giai đoạn còn là một bào thai. Khi trẻ lớn lên, hãy cố gắng để con có được những thực đơn tốt cho sức khỏe, vừa giúp tăng trưởng thể chất vừa nuôi dưỡng trí óc con hiệu quả. Nhiều bà mẹ cho rằng, thịt rất tốt nên cứ cố nhồi nhét con ăn thật nhiều. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh ăn quá nhiều thịt có thể khiến chỉ số IQ sụt giảm nên mẹ đừng quên bổ sung thêm cho con các món cá, rau củ, trái cây,… để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
– Môi trường sống: Trẻ sẽ không thể phát triển toàn diện nếu phải sống trong một môi trường bất hạnh, áp lực, cha mẹ thường xuyên tạo sức ép và khiến con phải căng thẳng. Hãy tìm mọi cách để nuôi dạy con thật hợp lý, tạo dựng một gia đình hạnh phúc luôn tràn đầy tiếng cười sẽ giúp trẻ thoải mái, tự tin phát triển hơn.
– Độ tuổi của cha mẹ: Chính nghiên cứu này cũng chứng minh, độ tuổi của cha mẹ khi sinh con cũng có tác động rất lớn thể trạng cũng như trí thông minh của trẻ. Khi thụ thai ở độ tuổi lý tưởng, nữ từ 22 – 30 và nam từ 30 – 35, trứng của người phụ nữ và tinh trùng của đàn ông ở ngưỡng đạt chất lượng cao nhất. Những em bé được thụ thai trong giai đoạn này có cơ hội tốt để phát triển toàn diện, hạn chế được các nguy cơ về dị tật thần kinh, sinh non, thai nhẹ cân, ốm yếu cùng các vấn đề khác.
– Thể trạng cơ thể: Có thể mẹ không biết nhưng thể trạng cũng góp phần không nhỏ đến việc tác động trí thông minh của con. Những em bé khỏe mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm sẽ duy trì hoạt động của não tốt hơn những em bé thường xuyên mắc bệnh. Bên cạnh đó, trẻ suy dinh dưỡng và béo phì cũng sẽ bị hạn chế cơ hội phát triển trí thông minh do các sợi thần kinh não dễ bị cản trở hoạt động và phát triển.