Thời gian gần đây, cộng đồng mạng vô cùng sôi sục trước một loại sữa chua từ nấm Kefir được cho là loại thực phẩm thần kỳ có thể chữa nhiều bệnh từ huyết áp, tim mạch, gan thận, thần kinh đến tiêu đường, mỡ máu và đặc biệt là duy trì vóc dáng, làm đẹp da, chống lão hóa vô cùng công hiệu. Nấm Kefir là gì mà lại kỳ diệu đến vậy? Cách nuôi và làm sữa chua từ nấm này thế nào? Tất cả sẻ được giải đáp trong bài viết này, cùng thử tìm hiểu nhé!
Nấm Kefir là gì?
Nấm sữa Kefir hay còn được gọi là nấm tuyết Tây Tạng. Những tên khác là: nấm Tuyết Liên, men kefir, sữa chua kefir, hạt kefir… Là một loại thực phẩm lên men lactic nhờ vi khuẩn ưa ấm lactic vừa lên men rượu nhờ nấm men, rất giàu Enzim với các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ tiêu hoá.
Nấm sữa Kefir này là một sinh vật sống, ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men rất có lợi cho cơ thể. Nấm Kefir có hình dạng như bỏng nẻ gạo, mềm, màu trắng suốt và thơm ngầy ngậy, có khả năng sinh sôi, thường sống thành chùm nhỏ.
Công dụng của nấm sữa Kefir
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng bất ngờ với rất nhiều công dụng thần kỳ của loại sữa chua được sản sinh từ nấm Kefir:
- Giúp chữa các bệnh về tim, tuần hoàn máu, xơ cứng động mạch, thiếu máu…
- Tốt cho người mắc bệnh hô hấp, phổi hen xuyễn.
- Giúp làm tan sạn trong thận và mật, đường tiểu tiện.
- Chữa lở loét bao tử, lao ruột và thập nhị tràng, tiêu chảy, táo bón.
- Trị mọi trường hợp lở loét trên cơ thể.
- Ngừa và trị bệnh huyết áp cao.
- Làm tan mỡ trong máu, ngăn chận sự tập trung của tế bào mỡ đặc biệt ở vùng bụng của người lớn nhờ đó giữ được sự cân xứng, tránh mập phệ.
- Ngăn chặn sự bành trướng các tế bào lão hoá, nhờ đó kéo dài được tuổi thọ và sắc đẹp.
- Có hiệu quả với người có thần kinh rối loạn, mất ngủ, kém ăn, chán nản, buồn bã .
- Làm cân bằng lượng đường lactose trong máu, nhờ đó trị được bệnh tiểu đường.
- Mật, yếu gan, đau gan vàng da, trị thận suy cũng nên uống sữa chua Kefir.
- Hỗ trợ tái tạo tế bào tóc, nhờ đó trị được bệnh rụng tóc, giúp tóc mọc nhiều và đen hơn.
- Ung thư nội tạng, phổi, gan, thận, mật, ruột, bao tử.. cũng được khuyên dùng để cải thiện tình trạng bệnh.
- Bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Sữa chua Kefir khác với sữa chua thông thường như thế nào?
Cùng là sữa chua và có những lợi khuẩn giúp ích cho cơ thể, tuy nhiên sữa chua từ nấm Kefir và sữa chua thông thường vẫn sẽ có sự khác biệt nhất định.
Trong sữa chua Kefir có chứa: Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter species, và Streptococcus species – là những vi khuẩn có lợi nhưng không có trong sữa chua thông thường.
Đặc biệt là Kefir chứa 2 men Saccharomyces kefir và Torula kefir. Hai loại men này thâm nhập vào màng niêm mạc tạo thành một nhóm SWAT, loại bỏ các vi khuẩn có hại và tăng cường miễn dịch cho đường ruột.
Nấm men và lợi khuẩn trong kefir có kích thước nhỏ hơn so với sữa chua nên chúng mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá hơn. Đặc biệt, Kefir rất bổ dưỡng và thích hợp cho trẻ sơ sinh, người già, người suy nhược.
Cách làm sữa chua từ nấm Kefir
Làm sữa chua Kefir rất đơn giản khi bạn đã có con nấm sẵn. Trong quá trình cho sữa vào nấm, nấm sẽ ăn sữa để sản sinh ra những lợi khuẩn và hình thành sữa chua. Chính vì thế, làm sữa chua Kefir cũng hệt như nuôi nấm Kefir vậy.
Nguyên liệu:
Lượng nấm và sữa không có một quy định nào chính xác. Nếu lượng sữa nhiều, nấm ít thì quá trình lên men sẽ diễn ra lâu một chút. Thông thường, với khoảng 5 gram nấm Kefir, bạn cần khoảng 500 ml sữa tươi.
- 5 gram nấm Kefir
- 500 ml sữa tươi (độ ngọt tùy thích)
Dụng cụ:
- Lọ thủy tinh
- Vải mùng mỏng
- Muỗng gỗ
- Ray nhỏ bằng nhựa hoặc vải
Cách thực hiện:
Thông thường, khi mua nấm, người bán thường bán nấm kèm một ít sữa chua. Bạn chuẩn bị một ít nước đun sôi để nguội trong chén nhựa. Cho nấm vào ray bỏ phần nước, nấm sẽ hiện ra. Bạn để nấm trong ray như vậy, nhúng vào chén nước. Di chuyển ray nhẹ nhàng vài lần để làm sạch nấm là được.
Dùng muỗng gỗ múc nhẹ ngàng nấm cho vào lọ thủy tinh. Tránh mạnh tau làm chết nấm.
Cho sữa tươi vào lọ. Tốt nhất nên để sữa ở nhiệt độ phòng trước khi cho vào nấm.
Dùng vải mùng phủ nhẹ miệng lọ và để nơi thoáng mát. Tùy theo thời tiết và nhiệt độ mà nấm lên men nhanh hay chậm. Khoảng 30 – 48 giờ, kiểm tra sữa đặc lại, ngửi có mùi thơm của sữa chua là đã đạt.
Dùng rau nhựa lọc lấy sữa chua, chú ý nhẹ tay. Phần nấm dùng muổng gỗ múc nhẹ tiếp tục cho vào lọ và nuôi cùng sữa mới như cũ. Sữa chua bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần.
Lưu ý quan trọng khi nuôi nấm Kefir:
- Tất cả vật dụng nuôi nấm phải sạch sẽ và bằng thủy tinh, nhựa hoặc vải (không sử dụng kim loại).
- Vì nấm có thể ăn mòn tim loại sản sinh ra những chất có hại cho sức khỏe.
- Khi nấm chuyển sang màu vàng ngà, cần làm sạch nấm rồi nuôi trở lại.
- Không rửa nấm thường xuyên và hơn 2 lần liên tục vì lớp bám ở ngoài nấm chính là lớp men có lợi.
- Quá trình thay sữa phải nhẹ nhàng tránh làm nấm chết.
- Nấm nổi lên mặt sữa không đồng nghĩa với nấm chết mà nấm sẽ tự lặn xuống lại.
- Thời gian lên men phụ thuộc vào thời tiết và nhiệt độ. Càng lạnh, tốc độ lên men của nấm càng giảm.
Chúc các bạn thành công và có được những mẻ sữa chua ưng ý và một cơ thể khỏe mạnh, tươi tắn nhé!