Mẹo bảo quản bài bản những loại thực phẩm để đảm bảo an toàn cho cả nhà

Mẹo bảo quản bài bản những loại thực phẩm để đảm bảo an toàn cho cả nhà

Khi bạn biết mẹo bảo quản 9 loại thực phẩm này là đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình rồi đấy. Bên cạnh đó, những bữa ăn hàng ngày của cả nhà càng được nâng cao giá trị dinh dưỡng cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các chị em nội trợ không phải ai cũng biết cách bảo quản những loại thực phẩm thường dùng trong nhà. Về thời gian hay môi trường bảo quản thì mỗi loại đều có những đặc thù khác nhau. Nếu đáp ứng được những điều này thì bạn sẽ kéo dài thời gian bảo quản hay có cách sử dụng hợp lý. Đồng thời cũng tránh đi trường hợp thực phẩm đã hư hỏng mà vẫn còn xài. Những mẹo bảo quản dưới đây chắc chắn cung cấp cho bạn thông tin hữu ích để áp dụng một cách hiệu quả tại căn bếp của mình. Bạn lưu lại nhé!

Mẹo bảo quản bài bản những loại thực phẩm để đảm bảo an toàn cho cả nhà
1. Thịt, cá
Thịt, cá là 2 loại thực phẩm rất được nhiều người ưa chuộng, vì thế chúng thường xuyên có mặt trong thực đơn của gia đình. Để bảo quản chúng được tốt nhất, ta cho chúng vào ngăn đông của tủ lạnh, ở điều kiện này có thể sử dụng được vài tháng. Còn nếu để ở ngăn mát hay ướp nước thì khoảng 2-3 ngày tùy theo độ lạnh. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản nếu thấy màu sắc có thay đổi hoặc xuất hiện những dấu hiệu lạ như có mùi hôi, ra nhớt thì bỏ ngay lập tức.

2. Trứng
Chắc hẳn rất ít người đem trứng bỏ vào ngăn đá để bảo quản, nhưng cách này có thể bảo quản trứng đến những 1 năm đấy. Còn cách thường áp dụng nhất vẫn cho vào ngăn mát để bảo quản thì chỉ lên đến tầm 1 tháng hoặc hơn. Hay cách bảo quản thông thường ở bên ngoài chỉ có thể 2-3 tuần. Cách để chúng ta kiểm tra chất lượng của trứng thế nào thì hãy cho chúng vào nước, nếu thấy chúng chìm ngay thì còn rất tốt, còn nếu chúng nổi lên thì trứng đã bị hỏng mất rồi.

3. Hạnh nhân
Loại hạt này phải được bảo quản trong điều kiện kín đáo và không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng. Sau khi mở hộp, nếu sử dụng không hết ta nhớ đậy kín. Khi cho vào tủ lạnh thời gian bảo quản đến 1 năm, còn để bên ngoài thì bạn phải cất chúng vào nơi có ánh sáng yếu hoặc không có thì sử dụng đến 1 tháng. Tuy nhiên trong quá trình bảo quản có thể xảy ra sơ suất, cách tốt nhất bạn nên kiểm tra xem nếu thấy chúng có màu sắc lạ thì đừng sử dụng nữa.

4. Sữa tươi
Ở nhiệt độ 4 độ C, sữa tươi được bảo quản đến những 1 tuần sau khi mở nắp sử dụng. Thế nhưng nhiệt độ này phải được đảm bảo và duy trì suốt thời gian bảo quản sữa. Còn nếu ở nhiệt độ bình thường thì chỉ được sử dụng trong vòng 12 tiếng và đừng nên kéo dài thêm. Bởi vì sữa rất dễ lên men sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trong quá trình sử dụng nếu ngửi thấy mùi chua hoặc uống vào có vị lạ thì bạn đừng tiếc nuối mà bỏ đi nhé.

5. Dưa hấu
Loại quả này có thời gian bảo quản tùy thuộc vào ngày dưa được cắt xuống khỏi dây. Nhưng bạn cũng có thể theo dõi chúng qua vỏ hay cuống dưa. Nếu như vỏ hết phấn, nhẵn nhụi, còn cuống dưa khô héo thì bạn nên gấp rút sử dụng ngay. Vì những dấu hiệu này cho thấy dưa đã quá chín và không thể để thêm lâu hơn nữa.

6. Rau xanh
Các loại rau xanh khi mua về bạn nên rửa sạch rồi cho vào ngăn mát nhưng nhớ là hãy giữ kín và đừng để chúng thoát hơi nước. Có như thế thì thời gian bảo quản lên đến 5-10 ngày tùy theo nhiệt độ của tủ lạnh. Nếu như thấy rau bắt đầu héo hay dập úng thì không thể ăn được nữa.

7. Nước tương
Trên mỗi hiệu nước tương đều có hạn sử dụng nhưng đa phần là vĩnh viễn đối với các loại nước tương bình thường. Còn nếu sau khi đã mở nắp thì thời gian cũng còn đến vài năm để sử dụng. Đối với các loại nước tương đã được chế biến sẵn như có thêm tỏi ớt thì thời gian sử dụng ngắn hơn. Nhưng với loại nước chấm này bạn nên rót ít cho mỗi lần cần thiết và hãy bỏ đi nếu còn thừa.

8. Dầu oliu
Dầu oliu rất kị nhiệt độ nóng, nếu để dưới ánh nắng mặt trời thì không lâu chúng sẽ bị hư. Còn cho vào tủ lạnh thì thời gian sử dụng lên đến 1 năm hoặc hơn, và khi đấy dầu sẽ bị đục và đặc lại. Lúc này bạn đừng nghĩ không còn xài được nữa mà đó là dấu hiệu bình thường. Bạn cứ cho chúng vào chảo nóng thì một lúc sau sẽ trở lại bình thường thôi.

9. Sữa chua
Đối với các loại sữa chua tự làm hay mua sẵn cần được bảo quản trong tủ lạnh và thời gian lên đến 5-7 ngày. Thế nhưng bạn có thể cho vào ngăn đông thì thời gian sẽ lâu hơn nhưng lượng dinh dưỡng không còn đảm bảo nữa. Còn ở nhiệt độ bình thường bạn nên sử dụng nhanh chóng sau khi mở nắp. Trong quá trình bảo quản nếu thấy sữa chua đổi màu hay có những mùi vị lạ thì nó đã bị hư và không được sử dụng nữa.

Có thể thấy 9 loại thực phẩm này rất gần gũi với chúng ta đúng không? Vì thế những mẹo bảo quản này rất cần thiết đối với chúng ta đặc biệt là các chị em nội trợ. Thế thì hãy “bỏ túi” ngay để mang đến những điều tuyệt vời cho gia đình của bạn nhé!