Theo các chuyên gia, việc dùng nước hầm xương để nấu cháo hay chế biến đồ ăn dặm thực chất chỉ giúp tạo độ ngọt, chứ không mang nhiều giá trị dinh dưỡng. Thậm chí, dùng quá nhiều nước hầm xương còn gây thừa béo, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Thay vì dùng nước hầm xương, mẹ có thể sử dụng nguyên liệu hữu ích khác là mía. Nước mía không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, tạo độ ngọt nhẹ cho món ăn mà còn rất bổ dưỡng và an toàn. Cùng tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời và cách sử dụng nước mía cho trẻ ăn dặm nhé!
Theo nghiên cứu, nước mía là nguồn cung cấp dồi dào các chất khoáng thiết yếu và vitamin cần thiết cho cơ thể (bao gồm 70% dường tự nhiên, chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin C, B1, B2, B6 …và gần 30 loại axit hữu cơ khác). Không những vậy, bản thân thức uống này còn chứa một lượng nhỏ canxi, sắt, magie, kẽm, kali, thiamine và riboflavin. Bằng hàm lượng dinh dưỡng cao này, nước mía sẽ giúp bé:
Tăng cường hệ miễn dịch: Trong nước mía có 70% lượng đường tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe của các bé như loại đường bình thường. Không những vậy, nó còn chứa hàm lượng lớn các chất canxi, sắt, kali, kẽm, magie… Đây đều là những chất kích hoạt mạnh mẽ hệ miễn dịch, đồng thời tăng cường khả năng hoạt động của dạ dày, tim, thận và mắt, bảo vệ cơ thể khỏi tấn công của vi rút gây cảm cúm, viêm họng…
Giữ ấm cơ thể: Uống nước mía mỗi ngày có tác dụng giữ ấm cơ thể để bé có thể tránh được cảm lạnh, đau họng khi thời tiết thay đổi.
Kháng virus và chống dị ứng: Với những bé hay dị ứng mẹ nên thường xuyên cho bé dùng nước mía vì nó sẽ giúp phòng dị ứng hiệu quả cho trẻ.
Thanh nhiệt, giải độc cơ thể: Nước mía mát nên thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Do đó, với những bé có cơ địa nóng hoặc vào những ngày hè, bé dùng nước mía rất có lợi.
Phòng chống bệnh tiểu đường cho trẻ: Nghe có vẻ ngược đời vì mía nhiều đường nhưng đó là sự thật mẹ nhé! Bởi lẽ đường trong mía là đường tự nhiên, rất dễ tiêu hóa và bài tiết qua nước tiểu.
Vì là nước uống tự nhiên lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé nên mẹ có thể cho bé uống trực tiếp từ 8-9 tháng tuổi với lượng trung bình từ 30 -50 ml mỗi ngày. Tuy nhiên, khi cho bé uống nước mía mẹ cũng nên theo dõi bé nhé. Nếu bé béo phì hoặc phân lỏng, đầy bụng thì mẹ nên hạn chế dùng. Ngoài ra, để đảm bảo cho trẻ về vấn đề vệ sinh, tốt nhất mẹ nên tự ép lấy nước cho bé hoặc lấy mía để nấu nước dùng.
Một số món ăn dặm từ nước mía cho mẹ tham khảo:
Cháo nước mía tươi
Nguyên liệu: Mía tươi, gạo tẻ, bột xay, nước.
Cách làm: Xay nước mía, bỏ xác. Sau đó cho gạo đã vo vào nấu sền sệt và thêm thịt băm nhuyễn. Món cháo này giúp trẻ ăn ngon miệng và giải nhiệt, giải cảm rất tốt.
Hạt sen hầm nước mía
Nguyên liệu: Mía tươi, hạt sen, đậu đen
Cách làm: Hạt sen đem ninh mềm nhừ với đậu đen. Sau đó thêm nước mía và đun sôi khoảng 5 phút thì nhắc nồi nước khỏi bếp và múc ra để nguội cho bé ăn. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc phù hợp với bé hay bị nổi mụn nhọt, rôm sẩy.
Súp khoai lang với mía
Nguyên liệu: Khoai lang củ nhỏ, mía cắt khúc, sữa công thức 300 ml.
Cách làm: Mẹ hấp khoai lang và nghiền nhừ. Sau đó đổ khoai lang vào với nước luộc mía cho thật đều. Cuối cùng trộn thêm 30 ml sữa công thức đã pha đúng chuẩn vào. Món này trị bé bị táo bón, sút cân và biếng ăn.
Cháo bồ câu + đậu xanh + hạt sen + nước cốt mía lau và mía
Bắc nồi hầm cháo với nước dùng mía và bắp non cho nhừ;
Cho bồ câu vào hầm chín thì cho gạo và đậu xanh vào nấu.
Hạt sen hấp cho mềm xong dùng muỗng tán ra cho nhuyễn cho vào nồi cháo khuấy đều cho tan;
Khi bé ăn lấy bồ câu ra gỡ thịt và băm nhuyễn.
Cháo ức gà + nấm hoàng kim
Cháo ức gà + nấm hoàng kim + nước dùng mía + cuối cùng thả 1 ít rau chùm ngây + dầu gấc
Súp cải bó xôi tép đồng xay + nước dùng mía
Xương ếch hôm trước mẹ lấy ra ninh lấy nước dùng nấu cháo. Cho gạo vào ninh cho nhừ
Mẹ lựa tép lớn lột vỏ lấy thịt giã nát ninh với cháo. Bông cải xanh xắt nhuyễn cho lên trên đợi sôi lại tí tắt bếp ngay.
Tép nhỏ xay nhuyễn ray lấy nước thịt, cho vào nồi nước dùng mía sau đó cho cải bó xôi xắt nhỏ và tắt bếp.
Xúc cháo ra cho vài giọt dầu olive và 3 viên phô mai lên trên.