Kỹ thuật trồng hoa hồng leo trong chậu, bông nở cả năm ai cũng mê

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo trong chậu, bông nở cả năm ai cũng mê

Bạn thích có vườn hoa thơm trong nhà nhưng điều kiện không gian không cho phép. Vậy thì trồng hoa trong chậu là lựa chọn tối ưu nhất đấy ạ. Dưới đây là cách trồng hoa hồng leo trong chậu vừa đơn giản vừa đẹp, chị em tham khảo nhé!

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo trong chậu, bông nở cả năm ai cũng mê

Hoa hồng leo là giống cây ngoại nhập và đang rất được ưa chuộng hiện nay bởi màu sắc đẹp mắt, mới lạ, hoa to, cánh nhiều, có mùi thơm. Về cơ bản hoa hồng leo là giống cây có sức sống tốt và có thể cho ra hoa quanh năm nếu chăm sóc đúng kỹ thuật.

Dưới đây là toàn bộ hướng dẫn cách trồng hoa hồng leo trong chậu, kỹ thuật chăm bón để cây sinh trưởng tốt và có thể ra hoa, chị em nào yêu thích trồng hoa thì thử ngay nhé! Hè oi bức mà có vườn hoa xinh ngoài ban công để ngắm thì còn gì bằng đúng không ạ.

1. CHUẨN BỊ

Chậu

Trồng hồng không cần chậu lớn, tùy theo sở thích mà lựa chậu cho phù hợp, nhưng chậu phải có nhiều lỗ thoát nước, nếu ối nước cây hồng sẽ bị chết. Cây hồng trong chậu phải chăm sóc thật kỹ và tưới nước hàng ngày, làm sao khi tưới nước vào chậu, nước phải rút chảy ra hết, không được đọng lại trong chậu, tốt nhất nên kê cao lên một tí.

Đất trồng

Đất trồng trong chậu phải đủ dinh dưỡng, tới xốp.

Có thể trộn như sau: 2 phần tro trấu sơ dừa + 1 phần phân chuồng (phân trùng quế, hay phân bò ), + 1/2 chất phân hữu cơ vi sinh ( hay Dry Roots 2). Trộn tất cả hỗn hợp nói trên cho thật đều.

Hoặc nếu không chuẩn bị được đủ có thể mua trực tiếp ngoài cửa hàng trồng hoa, đất đã được trộn sẵn.

2. CÁCH TRỒNG

Cách trồng hoa hồng leo trong chậu rất đơn giản. Trước khi trồng dưới đáy chậu lót một lớp sỏi (hay gạch vụn, than, mốt bẻ nhỏ) để thoát nước tốt, cây hồng không bị úng nước. Sau đó cho hỗn hớp đất đã trộn vào 2/3 chiều cao chậu

Muốn rút cây hồng từ chậu cũ sang chậu mới thì một tay cầm đít chậu một tay xòe ra kẹp gốc hồng giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, lật úp chậu xuống, lắc nhẹ từ từ lấy bầu đất ra, đặt ngay vô chậu mới, cho thêm đất hỗn hợp đã trộn sẵn đến 8/10 chiều cao chậu là vừa để tưới khỏi văng đất ra ngoài.

Bỏ đất vào khoảng 2/3 chậu -> đặt cây vào ->phủ đất kín rễ cây nhưng không lấp đầy đên chiều cao chậu.

3. CÁCH CHĂM SÓC

Khi thay chậu cho cây hồng, rễ sẽ bị động, nên khi trồng cần cắm một cây cọc, cột chặt gốc hồng lại đừng cho lay động, che nắng hoặc để chổ bóng râm đến khi cây hồng khỏe mạnh, cứng cáp mới từ từ đem ra nắng như vậy cây hồng không bị cháy lá. Nếu biết cách, trồng hoa hồng dễ, nhưng nhiều người mua hồng về không nắm được kỹ thuật trồng hoa hồng leo trong chậu sau một thời gian cây hồng còi cọc rồi chết.

Cách tưới nước

Tưới nước cho cây hồng leo nên sử dụng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, trường hợp thời tiết nắng gắt nên tươi thêm vào buổi chiều, nhưng không nên để nước đọng nhiều trên lá, hoa qua đêm dễ gây ra sâu bệnh. Cây hoa hồng leo trồng trong chậu khả năng giữ nước sẽ bị hạn chế vì vậy cần được cung cấp nước thường xuyên.

Cách bón phân

Sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá như: Atonik. B1, ba lá xanh 16.16.8, HPV 30.10.10 , phân cá, rong biển …để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ. Không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.

Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt như : Dynamic, phân dơi, phân NPK hay DAP… bón xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại, sử dụng muỗng cà phê để dịnh lượng phân bón cho an toàn.Tránh làm ảnh hưởng đến rể cây hoa Hồng và phân không được gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng.

Cách tỉa cành

Trồng hồng là phải cắt tỉa thường xuyên, cắt những nhánh hư khô, những nhánh ốm yếu, nhánh không cần thiết, cắt những lá vàng úa, lá sâu, lá bị bệnh để chậu hồng thông thoáng.

Phòng sâu bệnh

Sâu bệnh của hoa hồng leo trồng trong chậu thường là các loại nấm cây, phát triển cực nhanh dẫn đến cây nhanh chóng bị chết, cần quan sát khi các bạn ngắm hoa và chơi hoa. Ngoài ra nhện đỏ, nhện trắng , bọ trĩ, sâu ăn là, ốc sên… cũng là những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, chúng ta có thể trực tiếp quan sát được bằng mắt thường.

Trường hợp xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá đó là rệp sáp , dùng tay ngắt bỏ lá bị bám hay tiêu diệt các đốm trắng. Nếu diện tích trồng nhiều cần tư vấn nơi bán thuốc BVTV chon loại thuốc phù hợp không độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.