Như mọi người đã biết, gừng là một nguyên liệu được sử dụng khá nhiều trong nấu ăn, có tác dụng giải cảm, làm âm cơ thể, giải độc và trị nôn mửa. Cũng như đa số các loại thực phẩm khác, gừng cũng có những thực phẩm kỵ và hợp khác nhau. Hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề này nhé!
Một số công dụng của gừng đối với sức khỏe con người
1. Chống nôn, Chống say tàu xe, buồn nôn và ói mửa
Nhai dập rồi ngậm 1 đến 2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do thai nghén, say tàu xe, do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.
2. Giảm đau, kháng viêm, khử trùng khử độc
Uống nước gừng, đắp bã gừng, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng mỗi tối 15 đến 20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp. Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt.
3. Phòng chữa cảm mạo, trị say nắng, làm mát, giảm mệt mỏi
Nếu bạn uống đều đặn 2 đến 4 tách trà pha gừng tươi sẽ có tác dụng giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở. Gừng có tác dụng kháng virút và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Ngoài ra những người loét miệng nếu kiên trì uống trà gừng sẽ có tác dụng giảm và khỏi bệnh.
4. Chống oxy hóa, ức chế khối u
Gừng chứa các hợp chất cấu trúc diphenyl heptan, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, trà gừng nói riêng và các món có chứa gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá huỷ tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ.
5. Kích thích sự thèm ăn
Trước bữa ăn, nếu ăn một vài lát gừng, sẽ có tác dụng kích thích nước bọt, tăng tiết dịch và nhu động dạ dày, nhờ đó tăng cảm giác ngon miệng.
6. Chữa bệnh tiêu chảy
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy zingerme, một hợp chất có trong gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn công lại khuẩn Ecoli. Với việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này của củ gừng trong tương lai người ta sẽ ứng dụng để sản xuất các loại thuốc mới chữa bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền, đơn giản lại có công năng tác dụng cao.
7. Chữa bất lực sinh lý
Ở một số nước phương Tây và Bắc Mỹ hiện nay, người ta có xu hướng dùng gừng thay cho viagra trong việc chữa bất lực sinh lý ở cả nam và nữ.
Gừng là “bạn thân” với các loại thực phẩm nào?
Mía và gừng trị nôn mửa
Cho thêm vài lát gừng vài mía khi đang ép nước sẽ được một ly nước mía bổ dưỡng. Có thể sử dụng thức uống này làm thức uống hỗ trợ trị liệu cho người bị chứng nôn mửa do dạ dày yếu.
Củ năng và gừng tốt cho thai phụ
Món nước ép được làm từ của năng sẽ giúp điều hòa chức năng của dạ dày, lưu thông khí huyết và chữa nôn mửa. Đây là thức uống rất tốt cho thai phụ, giúp hạn chế buồn nôn.
Trứng vịt bắc thảo và gừng chống oxy hóa
Trứng vị bắc thảo có chứa vitamin E, một tác nhân chống lão hóa hữu hiệu. Kết hợp với gừng tăng cường khả năng chống oxy hóa, rất tốt cho cơ thể.
Dạ dày heo và gừng cho người loét dạ dày
Món canh chế biến từ dạ dày heo và của gừng chứa nhiều dinh dưỡng, rất phù hợp với người bị viêm loét dạ dày hoặc tá tràng.
Mật ong và gừng trị ho
Mật ong kết hợp với củ gừng sẽ giúp tăng cường các chức năng trong cơ thể. Vì thế, nên dùng món này thường xuyên, nhất là người bị ho, nôn mửa.
Sữa và gừng giữ ấm cô thể
Kết hợp gừng với sữa không những cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà còn giúp giữ ấm cơ thể và chữa đau bụng.
Không nên dùng gừng với những thực phẩm gì?
Rượu và gừng là hai thực phẩm tính rất nóng
Gừng và rượu đều là thực phẩm nóng, kết hợp với nhau sẽ mau khiến sức khỏe bị hư tổn.
Thịt bò và gừng sinh nhiệt
Thịt bò được đánh giá là món ăn tốt toàn diện, nhưng nếu ăn chung với gừng sẽ làm cơ thể sinh ra một lượng nhiệt lớn, gây nóng trong người.
Thịt thỏ và gừng giảm dinh dưỡng
Thịt thỏ khá tốt cho sức khỏe, nhưng nếu kết hợp với gừng thì những lợi ích của thịt thỏ sẽ bị giảm đi đáng kể.
Những lưu ý khi dùng gừng
Nên dùng gừng: cho người bị cảm cúm, người bị lạnh bụng (đau bụng, tiêu hóa kém, thấy lạnh nơi bụng…), phụ nữ đang hành kinh, người say tàu xe, người tê lưỡi vì trúng độc, người bị sỏi mật.
Không nên dùng gừng: cho người bị tật về mắt, phụ nữ đang mang thai, người bị tiểu đường, người bị bệnh trĩ, người bị chứng thiếu nước, người bị khô miệng, đau cổ họng.
Chú ý khi ăn gừng và những thức ăn mang tính chất bồi bổ nhiều . Hiện nay, những thức ăn và thuốc uống có tính chất quy kinh, quy tạng cần cho thêm gừng để tránh biến chứng đáng tiếc ví dụ như khi dùng đậu đỏ phải cho thêm gừng nếu không sẽ bị ra nhiều mồ hôi, suy nhược cơ thể. Nhân sâm đại hàn, đại bổ khí. Dùng nhân sâm mà không cho thêm gừng sẽ dễ mỏi, đau người. Yến có tác dụng bổ huyết. Không cho thêm gừng sẽ gây đau mỏi cơ bắp.
Gừng thật sự là một thực phẩm tuyệt vời nếu chung ta sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, hãy lựa chọn những thức ăn đi cùng gừng một cách thông minh nhất nhé!