Hiểu đúng về dịch cúm A/H1N1 và cách phòng ngừa hiệu quả

Hiểu đúng về dịch cúm A/H1N1 và cách phòng ngừa hiệu quả

Cúm A/H1N1 có biểu hiện giống với triệu chứng cúm thông thường và đã trở thành cúm theo mùa nên rất khó trong công tác phòng ngừa và điều trị. Năm nay, dịch bệnh lại có xu hướng bùng phát và đã ghi nhận có 2 trường hợp ʈử ⱱonɡ tại các tỉnh miền Nam.
Virus cúm A/H1N1 có thể dễ dàng lây từ người sang người, giống như cách lây lan của cúm thường qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện.

Hiểu đúng về dịch cúm A/H1N1 và cách phòng ngừa hiệu quả
Giống như các chủng cúm mùa khác, khi nhiễm cúm A (H1N1) người bệnh thường có các triệu chứng sau:

  • Sốt, thường trên 38 độ C, và ớn lạnh
  • Đau viêm họng
  • Nhức đầu
  • Đau mình và nhức cơ
  • Ho khan
  • Sổ mũi
  • Mệt mỏi và suy nhược
  • Tiêu chảy và ói mửa


Việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh có thể giúp điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp ʈử ⱱonɡ.

Để phòng chống cúm A/H1N1, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:
1. GIỮ VỆ SINH

  • Che miệng, mũi khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy hoặc ống trên tay áo. Sau khi sử dụng xong, bỏ khăn giấy vào thùng rác.
  • Không khạc nhổ bừa bãi, hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt.
  • Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường, mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.
  • Sử dụng khẩu trang y tế (loại sử dụng 01 lần).
  • Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan.


2. RỬA TAY
Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi.
Tăng cường tuyên truyền và giám sát việc thực hiện vệ sinh tay chuẩn đặc biệt đối với nhân viên y tế (5 thời điểm và 6 bước).

3. GIỮ KHOẢNG CÁCH
Đường lây bệnh của cúm A/H1N1 từ người bệnh sang người lành qua giọt bắn vì vậy nên giữ khoảng cách an toàn khi nói chuyện từ 1 đến 2 mét.
4. TIÊM VACCINE NGỪA CÚM

Cách tốt nhất để phòng tránh cúm là tiêm vaccine chủng ngừa cúm mỗi năm. Các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.