Độc hơn thạch tín, WHO xếp hạng chất gây ung thư loại 1 nằm ngay trong gian bếp: Mẹ vẫn dùng cho cả nhà ăn mỗi ngày

Độc hơn thạch tín, WHO xếp hạng chất gây ung thư loại 1 nằm ngay trong gian bếp: Mẹ vẫn dùng cho cả nhà ăn mỗi ngày

Độc hơn thạch tín, WHO xếp hạng chất gây ung thư loại 1 ẩn náu ngay trong gian bếp mỗi gia đình. Mẹ lưu ý để bảo vệ sức khoẻ cả nhà nhé!

Độc hơn thạch tín, WHO xếp hạng chất gây ung thư loại 1 nằm ngay trong gian bếp: Mẹ vẫn dùng cho cả nhà ăn mỗi ngày

Hôm qua cuối tuần vợ chồng ông anh trai sang nhà mình chơi, đến gần bữa ăn mình nhờ anh chặt hộ cho con gà luộc để xếp vào đĩa. Mặc dù mình đã tráng dao thớt bằng nước nóng, nhưng bà chị dâu nhìn cái thớt dùng lâu ngày nhà mình thì chê “thớt cũ mốc meo thế này còn giữ dùng thì ung thư sớm”.

Theo chia sẻ của chị thì cách đây chị đọc trên báo thấy thông tin thớt cũ là một trong những dụng cụ nhà bếp ẩn chứa nguy cơ ung thư do chứa loại nấm aflatoxin – đây là chất độc hại hơn cả arsenic (Asen) hay còn gọi là thạch tín tới 68 lần đấy.

Vậy nấm aflatoxin có thế gây ung thư gì?

Aflatoxin được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là chất gây ung thư loại 1, trong đó nguy hiểm nhất là ung thư gan. Khi người bệnh hấp thụ Aflatoxin qua đường miệng sẽ khiến cơ thể chứa một tổng lượng 2,5mg Aflatoxin trong thời gian 90 ngày và có thể dẫn đến bệnh ung thư gan sau hơn 1 năm.

Thế nhưng, nhiều gia đình vẫn chưa hiểu rõ được vấn đề này, với suy nghĩ đơn giản là chỉ cần chà xát và phơi khô cho hết nấm là hết độc và có thể sử dụng được nên nhiều người đã tự “rước bệnh vào thân”. Người bị nhiễm độc tố aflatoxin lâu năm có nguy cơ cao ung thư gan và ung thư túi mật.

Aflatoxin ẩn náu ở đâu trong căn bếp mỗi gia đình?

Đũa gỗ, thớt dùng lâu ngày

Đũa và thớt gỗ là 2 món đồ sử dụng thường xuyên hàng ngày nên dễ bị mài mòn theo thời gian và xuất hiện các vết nứt quanh bề mặt. Hơn nữa, việc để trong bếp một thời gian dài cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm mốc, bao gồm cả aflatoxin sản sinh nhanh hơn.

Tủ lạnh không được làm sạch thường xuyên

Đây là thiết bị điện tử trong mỗi gia đình để lưu trữ các thực phẩm như: thịt, rau củ và trái cây… để giữ chúng được tươi ngon lâu hơn và không bị hỏng.Cũng vì mọi thứ đều có thể nhét vào tủ lạnh cả đồ sống và đã chế biến, nên thiết bị này cần phải đươc làm sạch thường xuyên để tránh bị nấm mốc. Nếu lâu ngày không được làm sạch, tủ lạnh sẽ bị sản sinh vi khuẩn và các loại nấm mốc nguy hiểm như aflatoxin.

Các loại hạt bị mốc

Các loại hạt như: gạo, lạc, ngô, hạt dưa, hạt hướng dương, hạt dẻ, nhân hạt thông,… nếu tích trữ lâu ngày và không khô ráo sẽ rất dễ bị nấm mốc, từ đó sẽ sản xuất một lượng lớn aflatoxin, cần phải loại bỏ ngay.

Các dâu hiệu bị nấm mốc là khi thấy các hạt có màu hơi vàng hoặc thậm chí đen, có vị đắng, vỏ nhăn đổi màu… Đặc biệt là lạc – thuộc loại hạt có dầu – rất phù hợp cho sự phát triển của nấm mốc aspergillus flavus và aspergillus parasiticus và sản sinh ra độc tố aflatoxin.

Hơn nữa, không ít người cảm thấy rằng những thực phẩm này khi bị mốc mà vứt đi là quá lãng phí, vì vậy họ loại/cắt bỏ chỗ bị mốc và ăn phần còn lại. Tuy nhiên, một lượng lớn aflatoxin đã được sản xuất trong loại thực phẩm này và thậm chí cả phần dường như còn nguyên vẹn được bao phủ bởi những sợi nấm nhỏ li ti mà mắt thường khó nhìn thấy.

Làm thế nào để ngăn ngừa ngộ độc aflatoxin?

Với tủ lạnh: Nên vệ sinh thiết bị này thường xuyên, ngoài ra không nên lạm dụng tủ lạnh để tích trữ quá nhiều thực phẩm. Khi tủ lạnh bị bốc mùi chứng tỏ những thức ăn chứa trong tủ lạnh đã bị mốc, cần loại bỏ ngay.

Với thực phẩm: Bạn nên mua thực phẩm tươi, bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Ngoài ra, phải bảo đảm thực phẩm khô, bởi vì ở môi trường ẩm ướt rất dễ sản sinh nấm aspergillus flavus.

Với thực phẩm khô như gạo, lạc, đậu…: Nên bảo quản kín và nơi khô ráo để tránh bị nấm mốc. Hãy loại bỏ những thực phẩm có dấu hiệu mốc và không sử dụng những thực phẩm đã biến đổi màu.

Với các loại đồ gỗ như đũa và thớt gỗ: Nên vệ sinh sạch sẽ, để nơi khô ráo sau khi sử dụng. Ngoài ra, nên thay mới sau 6 tháng sử dụng để đảm bảo không nhiễm nấm mốc gây ung thư gan như aflatoxin.