Hè nóng nực, chỉ muốn ăn thứ gì đó mát mát. Vậy hãy cùng trổ tài đảm đang, cùng mình vào bếp và chuẩn bị những món chè ngon – bổ – mát giải nhiệt dưới đây ngay thôi nào!!!
1. Chè Thái sầu riêng
Nguyên liệu
- Bột năng: 150 gr
- Đường trắng: 190 gr
- Mít: 200 gr
- Đậu đỏ (sên đường): 100 gr
- Thạch dừa: 200 gr
- Sầu riêng: 150 gr
- Dừa nạo: 50 gr
- Nước dừa: 400 ml
Cách làm
Mít thái sợi. Thạch dừa, đậu đỏ, sầu riêng, dừa nạo non để sẵn trong 1 cái âu/dĩa. Cho hết phần nước dừa, 150g đường vào nồi hòa tan, đặt lên bếp nấu lửa thấp. Khi nước cốt dừa sôi lăn tăn là tắt bếp.
Cho bột năng và đường vào 1 cái âu to trộn đều. Sau đó cho 130ml nước sôi từ từ vào, dùng muỗng trộn trước (vì đang nóng). Khi bột sệt lại, bạn đeo bao tay nhồi cho thật kỹ. Khi bột dẻo mịn là được. Nếu bột còn dính tay thì bạn cần cho thêm bột năng vào nhồi cho tới khi nào bột mịn không dính tay mới được.
Lúc này bạn chia bột ra từng phần nhỏ rồi tạo màu. Nếu cho nước sirô vào bột hơi nhão thì bạn cho thêm bột năng vào nhồi. Bột ngon là bột không dính tay và mịn. Rắc chút bột năng lên thớt, cho cục bột lên, cán mỏng rồi dùng dao thái sợi.
Nấu 1 nồi nước. Nước sôi mới cho bột vào luộc. Khi thấy bột nổi lên thì vớt ra cho vào tô nước đá lạnh.
Cho đá lạnh, đậu đỏ, mì sợi màu và mít vào ly. Chan nước cốt dừa đường đã để nguội vào. Sầu riêng và dừa bào cho lên cuối cùng là có thể dùng.
2. Chè trôi nước
Nguyên liệu
- Bột gạo nếp: 300g
- Đậu xanh: 200g
- Nước cốt dừa: 350ml
- Dừa khô: 80g
- Bột năng
- Gừng
- Đường, muối
Cách làm
Đậu xanh ngâm trước khoảng 1-2 tiếng sau đó đãi sạch vỏ. Cho vào nồi ninh nhừ, rồi giã nhuyễn.
Trộn dừa khô và đường vào đậu xanh rồi viên lại thành những viên tròn.
Cho nước vào bột nếp, nhào bột kĩ đến khi dẻo mịn, không dính tay là được. Lấy một lượng bột nhỏ, vo tròn rồi cán dẹp, đặt viên đậu xanh vào giữa, khéo léo vê phần bột bọc kín nhân đậu xanh lại.
Cách nấu chè trôi nước: Cho nước vào nồi, đun đến khi nước sôi thì bạn thả từng viên trôi nước vào luộc đến khi chín (thường trôi nước nổi lên trên là đã chín). Vớt bánh ra và thả vào nước lạnh.
Cho 400ml nước + 5 thìa canh đường (đường nâu) vào nồi, nấu cho đường tan hẳn, có vị ngọt vừa. Đun đến khi đường tan hết, nước đường sôi thì thả gừng đã đập dập vào, rồi cho bánh trôi nước vào cùng, đợi nước đường sôi trở lại thì tắt bếp.
Làm nước cốt dừa ăn với chè: cho 300ml nước cốt dừa + 1 thìa nhỏ bột năng vào, khuấy tan bôt năng rồi thêm ít muối, đặt lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy cho đến khi nước dừa hơi sánh lại là được. Múc viên trôi nước ra bát, chan thêm nước đường, rắc lên trên bề mặt ít vừng rang và dừa nạo sợi rồi thưởng thức nhé.
3. Chè nấm tuyết táo đỏ.
Nguyên liệu
- 2-3 cái nấm tuyết
- 15-20 quả táo đỏ khô
- 200gr hạt sen tươi hoặc khô
- 50gr quả long nhãn khô
- 3-4 viên đường thốt nốt (không có dùng 200gr đường phèn)
- Hạt é hoặc hạt chia
Cách làm
Nấm tuyết ngâm vào nước cho nở,cắt gốc,rửa sạch thái nhỏ.
Hạt sen tươi thì bỏ nhuỵ xanh bên trong rửa sạch,còn nếu dùng hạt sen khô thì rửa sạch ngâm nước ấm cho nở (tốt nhất nên ngâm vài giờ trước khi nấu).
Táo đỏ khô ngâm nước rửa sạch để ráo.
Long nhãn ngâm nước ấm cho nở mềm và rửa sạch.
Cho hạt sen vào nồi ninh đến khi mềm nhừ, (lượng nước lúc đầu mình cho khoảng 1,5l) dùng hạt sen tươi thời gian ninh sẽ nhanh hơn hạt sen khô.Trong quá trình ninh thỉnh thoảng hớt bọt cho nước được trong (không nên đậy vung kín khi sôi nước bùng lên trào ra ngoài,khi nước sôi hạ nhỏ lửa).
Hạt sen chín thì cho táo đỏ khô vào nấu cùng,chú ý hớt bọt cho nước được trong,đợi sôi lại thì cho đường thốt nốt hoặc đường phèn ,đường tan,cuối cùng cho nấm tuyết và long nhãn khô vào nấu,đợi sôi vài phút tắt bếp bắc xuống.
Đợi chè nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh (nhà mình hay nấu một nồi to, cất ngăn mát tủ lạnh ăn dần trong 2-3 ngày,càng lạnh sâu ăn càng mát và ngon).
Hạt é hoặc hạt chia ngâm nước cho nở.
Múc chè ra bát, thêm đá và hạt é đảo đều thưởng thức.
4. Chè hạt sen thạch đen
Nguyên liệu:
- 300g hạt sen khô hay sen tươi
- Thạch đen (thạch sương sáo)
- 50g đường phèn hay đường thốt nốt.
Cách làm:
Hạt sen khô mua về rửa sạch, nếu dùng hạt sen tươi bạn nhớ lấy bỏ tâm sen cho thật sạch.
Đun tầm khoảng hai bát con nước lọc, đun thật sôi, thả hạt sen vào, thỉnh thoảng nhớ hớt bỏ bọt.
Đun đến khi bạn ăn thử thấy hạt sen thật mềm, cho đường phèn vào nấu cùng, đun lửa nhỏ để hạt sen không bị nát. Nếu hạt sen không mềm, bạn cho đường vào dễ bị sượng.
Sau khi đường phèn tan hoàn toàn, bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
Thạch đen thái hạt lựu, nếu không có thạch đen mua sẵn, bạn có thể mua thạch đen dạng đóng gói, đem nấu theo bao bì chỉ dẫn.
Khi dùng bạn múc chè ra bát hay ra cốc, thêm thạch đen và đá bào, trộn đều lên, dùng lạnh.
5. Chè khoai dẻo
Nguyên liệu:
- 150gr khoai lang ruột trắng
- 150gr khoai lang ruột vàng
- 150gr khoai lang ruột tím
- 450gr bột năng
- 200gr đường trắng
- 200ml nước cốt dừa
- Mè rang
Cách làm:
Khoai lang rửa sạch, cắt khúc hấp chín ( như trong hình ạ)
Sau đó cho 150gr bột năng và 1 ít nước vào mỗi loại khoai, tán và trộn đều thành 1 khối dính.
Ở bước này nếu thích ăn ngọt thì mình có thể cho thêm đường vào rồi trộn chung với khoai. Vì khoai hơi nhạt khi mình cho bột và nước vào độ ngọt đã bị giảm đi nên ăn sẽ hok đậm đà.
Viên khoai thành cọng dài rồi cắt hoặc viên tròn.
Bắc nước sôi, thả khoai vào luộc theo thứ tự màu trắng, vàng, tím (Vì màu tím khi mình luộc sẽ ra màu nên mình luộc cuối)
Khi khoai nổi, vớt ra thả vào thau nước lạnh.(Như trong hình)
Cho 1 lít nước vào nồi, đổ 200ml nước cốt dừa và đường vào đun sôi.
Hoà 2 muỗng canh bột năng với ít nước, cho vào nồi nước đến khi sánh lại. (Cái bước này có thể bỏ qua, chị e nào muốn ăn sánh sánh thì cho bột năng, thích ăn lỏng thì k cần).
Thả các viên khoai lang vào nồi đun sôi rồi múc ra chén, rắc mè trang trí rồi ăn thôi ^^
6. Chè khoai môn bột báng
Nguyên liệu
- 500gr khoai môn
- 50gr bột báng
- 150gr nước cốt dừa
- 2 thìa canh bột sắn dây
- Đường nêm theo khẩu vị
Cách nấu
Bột báng rửa qua dưới vòi nước. Ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
Khoai môn rửa sạch, cắt miếng vuông tầm 1,5 cm x 1,5cm.
Cho khoai môn vào nồi nấu. Bạn lưu ý, nên cho từ khi nước còn lạnh
Trong quá trình nấu, có bọt, bạn nhớ vớt bỏ nhé! Khi nước sôi bạn giảm lửa, đậy vung cho khoai mau mềm.
Cho bột báng vào luộc với nước lạnh. Khi nước sôi, bạn thêm nước lạnh 1 lần để bột báng được chín đều mà không bị nát.
Khi bột báng chín bạn vớt ra thả vào âu nước lạnh cho khỏi dính.
Khi khoai môn đã chín mềm, bạn tránh đảo để miếng khoai khỏi nát. Nêm đường theo khẩu vị (bạn có thể nêm ngọt hơn thông thường để khi cho nước cốt dừa và bột báng vào thì chè nhạt là vừa).
Bột sắn dây hòa với nước cho tan hoàn toàn rồi rót từ từ vào nồi, khuấy đều để chè có độ sánh .
Cuối cùng thêm nước cốt dừa và bột báng vào khuấy đều.
Lấy chè khoai môn bột báng ra bát, ăn nóng hay lạnh kèm đá bào tùy theo sở thích hoặc thời tiết.
7. Chè hạt sen long nhãn
Nguyêu liệu
- Hạt sen tươi: 3 – 4 bát sen
- Nhãn: 40 quả.
- Đường phèn.
Cách làm:
Nhãn mua về rửa sạch dưới vòi nước, để ráo rồi bóc vỏ.
Dùng dao nhọn hoặc lựa thìa cán dài và mảnh xoáy tròn quanh đầu núm nhãn đã bóc để tách hạt. Tách nhẹ nhàng để quả nhãn không bị rách mà vẫn giữ được nguyên quả.
Tách hạt sen khỏi bát rồi bóc vỏ, lột màng ngoài và dùng tăm để đẩy tâm sen ra.
Cho sen vào nồi, thêm nước rồi đun sôi, cho ít đường phèn vào rồi đun nhỏ lửa trong 5 – 7 phút đến khi sen chín mềm, có vị ngọt của đường phèn thì vớt hạt sen ra để nguổi. Cho thêm nước vào nồi vừa nấu sen, thêm đường phèn vừa khẩu vị. Nếu bạn thích ăn chè sen với đá thì cho ngọt hơn. Không nên nấu chè sen long nhãn ngọt quá gây cảm giác khó ăn lại làm mất vị ngọt tự nhiên của nhãn.
Lồng hạt sen vừa nấu vào cùi nhãn đã bóc, rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Nên mua hạt sen dư ra so với nhãn, để có thể thừa sen trần ăn thêm cho khác vị.
Khi ăn, múc nước chè ra bát, cho 5 – 7 nhãn lồng sen vào bát cùng vài hạt sen trần. Thêm đá nếu thích.
8. Chè khúc bạch
Nguyên liệu
- 200 ml sữa tươi
- 200 ml kem tươi
- 100 ml nước lạnh
- 70 gr đường phèn hay đường cát
- 6 lá gelatin = 10 gr bột gelatin
- 1 hộp trái vải hay nhãn
- Hạnh nhân rang vàng
- 100 gr đường + 250 ml nước nấu sôi tan đường để khi ăn chè thì chan vào
Nếu bạn làm màu xanh thì cần 1 muống cà phê bột trà xanh, Tức là lấy 50 ml sữa tươi hâm nóng, cho bột trà xanh vào hòa tan rối mới lược qua ray trước khi cho vào hỗn hợp sữa tươi + kem tươi….
Cách làm
Lá gelatin ngâm vào nước lạnh khoảng 10 phút.
Cho đường phèn + nước lạnh nấu cho tan đường vớ lửa nhỏ ( nhớ canh chừng đừng để đường bị cháy). Khi đường tan là tắt bếp .
Cho sữa tươi + kem tươi vào hòa chung. Cuối cùng vớt lá gelatin cho vào khuấy đều. Đổ hổn hợp náy vào hộp rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh 5 tiếng cho khúc bạch đông. Để lấy thạch ra dễ dàng thì bạn nên ngân hộp thạch vào nước ấm trước 4 -5 phút rối hãy úp ngược ra nhé.
Khi khúc bạch đông bạn lấy ra cắt miếng vuông có vừa ăn.
Trình bày: Cho vài viên đá ra tô, cho thạch khúc bạch + trái vải vào, chan nước đường, rắc hạnh nhân rồi trang trí trái vải cho đẹp.
9. Chè củ năng trái dừa
Nguyên liệu
- Củ năng: 200 g
- Củ dền: 1 củ
- Dứa: 1 quả
- Mít 100 gr
- Hạt đát: 100gr
- Lá dứa: 2 chiếc
- Nước cốt dừa: 4 thìa
- Đường: 1 bát
- Bột năng: 2 thìa
Cách làm
Củ năng gọt vỏ, thái hạt lựu.
BCủ dền gọt vỏ, cắt làm bốn, cho vào máy xay sinh tố với 200ml nước rồi xay nhuyễn.
Đổ nước củ dền qua rây lọc để loại bỏ cặn rồi cho vào nồi, thêm 1 thìa đường, khuấy đều rồi đun sôi. Khi nước củ dền sôi, bạn cho củ năng vào đun tiếp. Khi nước sôi lại lần nữa thì vớt củ năng ra bát. Muốn củ năng có màu xanh thì cách làm tương tự thay gấc bằng lá dứa nhé
Thêm vào bát củ năng 2 thìa bột năng, trộn đều rồi cho vào nồi nước sôi. Khi nước sôi lại, củ năng nổi lên trên, bạn tắt bếp, vớt củ năng ra bát.
Cho 500ml nước vào một chiếc nồi khác, thêm nước của 1 quả dừa, 3 thìa cốt dừa, 1/2 bát đường, 2 lá dứa, củ năng vào khuấy đều và đun sôi.
Trình bày: Bạn vớt củ năng vào trái dừa, cho đát và mít đã cắt khúcthêm phần nước vừa đun cùng 1 thìa nước cốt dừa rồi thưởng thức. Vậy là bạn đã hoàn thành món chè củ năng siêu ngon này rồi.
Món chè thơm bùi, ngọt mát và béo ngậy này mà được thưởng thức trong mùa hè thì thật tuyệt. Cách làm lại cực kỳ đơn giản, cùng thực hiện ngay nào!
10. Chè đậu đen
Nguyên liệu:
- Đậu đen
- Đường mía, đường dừa hoặc đường thốt nốt
- Nước cốt dừa tươi
- Dừa sợi tươi, đậu phọng rang (nếu thích)
Cách làm:
Để hạt đậu đen không nát nhừ, vẫn giữ được vị ngọt, đầu tiên cần phải phải vuốt và rửa đậu khoảng hai lần, sau đó ngâm đậu trong nước, vớt bỏ những hạt nổi lên trên. Để đậu ráo nước rồi cho vào nồi, rang đậu trong lửa to khoảng 10 phút cho đến khi bề mặt ngoài hơi nhăn lại. Lúc này mới cho nước vào, đun khoảng 15 phút cho đậu chín. Cách này sẽ làm nước chè đậu đen sánh, óng ánh và đậu nhanh nhừ hơn.
Sau khi nấu đậu mềm, cẩn thận chắt nước ra để riêng, rồi cho đường vào đậu theo tỉ lệ 2 phần đậu – 1 phần đường (có thể cho ít đường hơn nếu không thích ăn ngọt). Ướp đậu đen với đường khoảng 30 phút rồi cho lên bếp đun với lửa thật nhỏ, thường xuyên dùng đũa khuấy nhẹ để đậu ngấm kỹ đường và không bị cháy. Tiếp tục đun thêm 15 phút nữa, sau đó mới trút nước đậu đen vừa để riêng vào. Có thể thêm nước và đường tùy thích.
Nếu không muốn ăn chè với nước cốt dừa tười, thì khi chè đậu đen đã chín, bạn cho thêm nước cốt dừa vào đảo đều rồi tắt bếp.
Nếu thích ăn với nước cốt dừa tươi, bạn múc chè ra chén hoặc ly, chan thêm một ít nước cốt dừa, rắc thêm ít dừa sợi và đâu phộng rang.
Nồi chè đậu đen xanh lòng ngọt bùi vị đậu, beo béo vị nước cốt dừa, đậm đà nước đậu đen, chắc chắn sẽ làm hài lòng cả nhà, đặc biệt các bé nhỏ. Chè đậu đen xanh lòng tự nấu sẽ an toàn và đảm bảo chất lượng hơn cho gia đình cùng thưởng thức.