Nuôi con nuôi hoài không lớn là nỗi khổ tâm của nhiều bà mẹ. Ngoài việc cho con ngủ đủ giấc, vận động, mẹ nên tăng cường dinh dưỡng cho bé với các món cháo ăn dặm ngon và đủ chất để con lớn nhanh.
Nhìn con càng ngày càng còi hơn so với mấy đứa trẻ cùng tháng sinh, em lo lắng vô cùng. Tình cờ 1 lần em xin được chị đồng nghiệp kinh nghiệm nuôi con, chị bảo em cố gắng nấu nước mía làm nước dùng để khuấy bột ăn dặm cho con. Cho ăn như thế đảm bảo sẽ thấy con tăng cân liền.
Em đã áp dụng cho con và kết quả rất thành công. Trộm vía, bé ăn rất ngon miệng, sau 1 tháng ăn dặm bằng nước mía đã thấy con cứng cáp, nhanh nhẹn hơn hẳn, khoảng 3 tháng sau thì con bụ bẫm hơn trước rất nhiều.
Nhiều mẹ lo ngại dùng nước mía làm nước dùng cho con ăn dặm có thể không tốt, nhưng theo quan điểm cá nhân và thực tế áp dụng thì em thấy nếu chúng ta biết cách dùng điều độ và hợp lý thì bổ dưỡng vô cùng.
Lý do là đây, mời các mẹ đọc để biết nước mía tốt như thế nào đối với trẻ nhỏ nhé:
- Hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh: cùng với đường, mía có chứa các hợp chất làm tăng cường hệ thống miễn dịch, củng cố dạ dày, thận, tim và mắt
- Thanh nhiệt và giữ ẩm: Cơ thể bé sẽ giữ nước tốt hơn nếu uống một ly nước mía mỗi ngày
- Đẩy lùi cảm cúm, viêm họng: Viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm sẽ không còn là nỗi lo của bé nếu mẹ cho bé uống nước mía mỗi ngày.
- Kháng virus và chống dị ứng
- Phòng bệnh tiểu đường cho bé
Khi nào mẹ có thể cho con dùng nước mía?
- Mẹ có thể bắt đầu cho bé uống nước mía khi bé được 7 đến 8 tháng tuổi. Vì lượng đường trong mía là đường tự nhiên nên nó tuyệt đối sẽ không gây hại cho sức khỏe của bé.
- 30-50 ml là lượng nước mía mẹ có thể cho bé uống mỗi ngày vừa để giải khát lại vừa cung cấp vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những trẻ hay đầy bụng, đi lỏng và thừa cân béo phì cần hạn chế sử dụng nước mía
Những món ăn dặm với nước mía mẹ có thể làm cho con.
Nước mía cũng có thể dùng làm nguyên liệu để mẹ nấu thức ăn dặm cho bé. Mẹ hãy tham khảo những món sau để áp dụng cho con phù hợp nhất nhé:
1. Cháo nước mía
Nguyên liệu:
- Mía tươi 250g
- Gạo tẻ/bột gạo đã xay sẵn: 50g
- Nước: 500ml
Cách làm:
Mía tươi mẹ cắt khúc, rồi cho vào nồi ninh sôi cho ra hết nước.
Nước thành phẩm mẹ lọc ra (loại bỏ những cặn mía nếu có) rồi đem nấu với gạo, hoặc bột gạo xay như nấu cháo bình thường. Mẹ có thể nấu đến độ sệt mong muốn phù hợp với độ tuổi của bé.
Ngoài những nguyên liệu trên, mẹ có thể cho thêm thịt băm nhuyễn vào cháo để tăng thêm hương vị. Món cháo ăn dặm này không những bổ dưỡng mà còn giúp bé thanh nhiệt, giải cảm.
2. Nước mía hạt sen
Nguyên liệu:
Nước mía tươi, hạt sen, đậu xanh, đậu đen
Cách làm:
Ninh nhừ hạt sen, đậu xanh, đậu đen. Sau khi đã ninh 3 nguyên liệu trên đạt độ nhừ mong muốn, mẹ đổ thêm nước mía vào và đun sôi tiếp khoảng 5 phút, sau đó chắt lấy nước cho bé uống.
Đối với những bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé ăn kèm hạt sen và đỗ.
Nếu mẹ chế biến món này vào mùa nóng thì bé của mẹ sẽ rất hào hứng.
3. Súp khoai lang nấu nước mía:
Nguyên liệu
- Khoai lang một củ nhỏ
- Mía một khúc
- 30ml sữa công thức
Cách làm
Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch cắt khúc nhỏ
Mía cắt khúc, trẻ nhỏ.
Luộc khoai lang và mía cùng một lúc đến khi khoai lang chín nhừ. Sau đó nghiền khoai lang với nước luộc thanh mát của mía.
Trộn đều soup với 30ml sữa công thức
4. Cháo bí đỏ + bò bằm nấu nước mía
Cháo bí đỏ + bò bằm + nước dùng mía + cải bó xôi xắt nhỏ thả sau cùng + dầu extra olive + 3 viên phô mai tươi Pháp. Cháo có vị ngọt của nước dùng mía và bí đỏ.
5. Cháo ức gà + nấm hoàng kim nấu nước mía
Cháo ức gà + nấm hoàng kim + nước dùng mía + cuối cùng thả 1 ít rau chùm ngây + dầu gấc
6. Cháo hàu + cua + hạt sen
Đây là món đặc trị cho trẻ biếng ăn. Cung cấp 275 Kcal, 20,5g kẽm. Kẽm giúp bé giảm biếng ăn. Mà kẽm có nhiều trong hàu. 100g hàu có 40ml kẽm. Tuy nhiên chế biến hàu cho bé, mẹ cần phải nấu chín thật kĩ tránh bệnh nguy hiểm cho hệ miễn dịch còn yếu ớt của con.
Cua cung cấp canxi, mẹ cho tí hạt sen để em ngủ ngon nha. Món cháo này nấu hơi kỳ công tí nhưng độ bổ dưỡng thì không chê vào đâu được. Lại thơm ngọt nữa.
Bắc nồi hầm cháo với nước dùng mía cho nhừ
Cua hấp gỡ thịt
Hàu băm nhuyễn
Hạt sen hấp cho mềm xong dùng muỗng tán ra cho nhuyễn cho vào nồi cháo khuấy đều cho tan.
Bắc chảo cho ít dầu mè phi hành cho vàng thì đổ hàu và cua vào xào sơ cho dậy mùi khử được mùi tanh
Đổ thịt cua và hàu đã xào lên nồi cháo
Xắt ít hành lá cho lên chén cháo cho thơm
7. Cháo bồ câu + đậu xanh
Cháo bồ câu hầm đậu xanh + hạt sen + nước dùng mía bắp.
- Thịt bồ câu gỡ riêng
- 3 viên phô mai Pháp
- 1 trứng gà ta luộc
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hay ăn chóng lớn nhé!