Bỏ ngay 7 kiểu kết hợp thực phẩm phổ biến sau nếu không muốn “biến lành thành độc”

Bỏ ngay 7 kiểu kết hợp thực phẩm phổ biến sau nếu không muốn “biến lành thành độc”

Có một số thực phẩm, món ngon khi ăn cùng với nhau sẽ có các phản ứng hóa học khiến “từ lành thành độc” hoặc bị khử mất thành phần vi lượng khiến chúng thành không còn giá trị dinh dưỡng.

Dưới đây 7 loại thực phẩm không nên kết hợp cùng nhau thường xuyên nếu không muốn hứng chịu tác dụng ngược với sức khỏe.

1. Bánh mì sandwich kẹp phô mai và một cốc cà phê

Bánh mì sandwich kẹp phô mai và một cốc cà phê hòa tan giờ dần trở thành thực đơn sáng quen thuộc được nhiều người áp dụng cho những bữa sáng vội vã. Về mặt dinh dưỡng, có một vấn đề thế này nếu bạn kết hợp bánh sandwich phô mai với cà phê, cơ thể sẽ không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng có lợi trong phô mai. Trong khi đó các chất có trong bánh mì sẽ ngăn cản việc bạn hấp thụ canxi. Hơn thế nếu sử dụng thêm cà phê hòa tan, càng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bạn.

Mẹo: Nếu bạn rất thích bánh sandwich phô mai, vậy thì hãy thử thay cà phê bằng nước lọc hoặc trà xanh.

2. Cà chua và dưa leo

Đây dường như là cặp đôi phổ biến được áp dụng trong hầu hết các món ăn từ ốp la, salad, các món ăn vặt… Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy việc kết hợp hai loại thực phẩm này có thể gây tác động không tốt tới hệ tiêu hóa. Hậu quả có thể dẫn đến thừa canxi, nôn mửa và các vitamin có trong hai loại thực phẩm cũng sẽ không được hấp thụ đúng cách.

Mẹo: Ăn cà chua và dưa leo riêng.

3. Thịt nướng và khoai tây chiên

Ai có thể cưỡng lại thịt nướng và khoai tây chiên? Bằng chứng là không ít món ngon đến từ sự kết hợp này. Tuy vậy, thật không may, đây là một sự kết hợp rất “nặng”. Tinh bột chứa trong khoai tây chiên cần dịch dạ dày alkalotic để tiêu hóa, trong khi các protein chứa trong thịt cần dịch a-xít để tiêu hóa. Khi kết hợp cùng nhau, chúng sẽ bị ứ tắc trong dạ dày, có thể gây ra ợ chua, ói mửa, đầy hơi và nhiều triệu chứng khác.

Mẹo: Thay vì khoai tây, bạn có thể thay thế măng tây, bông cải xanh, súp lơ, đậu xanh hoặc bí ngòi để làm món ăn phụ cho thịt.

4. Mì ống và thịt băm

Món ăn kinh điển thịt băm và mì ống cũng không ngoại lệ. Các tuyến nước bọt tạo ra ptyalin và amylase chuyển đổi tinh bột trong mì ống thành đường đơn. Khi các đường đơn bao bọc protein có trong thịt, chúng tạo nên một loại hỗn hợp hóa học nguy hiểm có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

Mẹo: Nên chọn loại mì ống làm từ lúa mì cứng và kết hợp với nước sốt thảo mộc.

5. Đậu phộng và bia

Bỏ ngay 7 kiểu kết hợp thực phẩm phổ biến sau nếu không muốn “biến lành thành độc”

Trước khi món chính được dọn lên, đây được xem là kết hợp phổ biến nhất để “giết thời gian”. Tuy nhiên, thực phẩm có hàm lượng muối cao như đậu phộng không những không lành mạnh mà còn dẫn đến mất nước và gia tăng việc bạn muốn uống thêm bia.

Mẹo: Khi uống bia rượu, hãy mang theo nước hoặc soda theo để tránh bị mất nước.

6. Dứa và các chế phẩm từ sữa

Những loại hoa quả chua khiến hệ tiêu hóa của bạn hoạt động kém hiệu quả hơn đặc biệt là vào buổi sáng. Ngoài ra, dứa có chứa bromelain, kết hợp với các chất có trong các chế phẩm từ sữa có thể tạo ra hợp chất gây ngộ độc.

Mẹo: Thêm mơ khô hoặc mận thay vì dứa.

7. Chuối và sữa

Nhiều người rất thích kết hợp hai loại thực phẩm này vì bản thân chúng sữa và chuối đều chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng tin rằng trái cây, đặc biệt là các loại trái cây ngọt, nên được sử dụng riêng. Bởi chúng lưu lại trong cơ thể lâu hơn và làm chậm hệ thống tiêu hóa, đặc biệt khi ăn cùng các loại thức ăn khác. Đối với sữa, việc uống riêng cũng lành mạnh hơn.