Tiêu bao nhiêu đó là việc của vợ, còn việc của mình chỉ có kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền về đưa cho vợ mà thôi. Việc giao tiền lương cho vợ, cùng lập kế hoạch chi tiêu và quản lý nguồn tài chính là một cách hữu hiệu để giữ hòa khí gia đình, cũng như giúp người đàn ông có thể tập trung hoàn toàn cho sự nghiệp. Hôn nhân muốn hạnh phúc, đàn ông đừng tính toán quá nhiều.
– Hôm nay là cuối tháng rồi đấy. Mai có lương anh nhớ đưa em tiền để em đóng học cho con với đi chợ nữa nhé.
– Lại tiền. Cô cứ nhìn thấy mặt tôi là thấy tiền à. Khi nào có lương rồi thì tính. Không biết nếu cô mà lấy phải một người chồng không làm ra nổi một đồng thì sẽ có chuyện gì xảy ra nữa đây. Chắc là ngày nào cô cũng gào thét, khóc lóc với anh ta mất thôi.
– Em cũng chỉ là nhắc anh thôi vì tháng nào cũng mãi anh mới đưa tiền cho em. Em cũng có muốn như thế này đâu. Chỉ là lương của em mãi mùng 10 mới có, trong khi lương của anh có sớm hơn. Mà con thì cũng cần đóng tiền học anh ạ.
– Cô cứ làm như đứa con này là tự tôi đẻ ra nó không bằng ấy. Cô cũng là mẹ nó mà sao lúc nào cũng muốn phó thác hết trách nhiệm cho tôi là sao. Tôi thật sự không chịu nổi cô nữa rồi.
– Vậy anh tưởng em sung sướng lắm khi ngày nào cũng đi đòi tiền chồng như đòi tiền nợ thế này à. Vợ chồng sống với nhau bao nhiêu năm nay rồi mà lúc nào cũng cũng nghĩ em tính toán với anh. Nghĩ về nhau không có gì tốt đẹp như thế thì chi bằng chúng ta ly hôn đi.
Thế là anh chị lại bắt đầu trận chiến lạnh nhạt với nhau chỉ vì câu chuyện tiền vào cuối tháng. Gần như tháng nào cũng vậy, chẳng có lúc nào là anh chị không cãi nhau chỉ vì chuyện tiền. Mà lần nào cũng đều là do anh anh phải đợi chị nhắc nhở mãi mới chịu đưa cho chị tiền sinh hoạt phí của các con. Trong khi mỗi tháng anh cũng thu nhập được 30 triệu. Vậy mà có khi nào anh đưa quá được cho chị 10 triệu đâu. Cũng chỉ vì mỗi chuyện tiền học, tiền ăn cho con này mà tháng nào anh chị cũng mâu thuẫn với nhau.
—————————————
– Mai cuối tháng rồi, em cầm tiền đóng học cho con nhé. Anh có lương sớm.
– Không sao, anh cứ giữ lấy đi đã, em vẫn còn tiền tháng trước anh đưa chưa tiêu hết. Với lại em đi làm cũng có tiền mà.
– Không được. Tháng nào ra tháng ấy chứ. Anh là chồng thì phải biết lo đầy đủ cho vợ con mình. Em cứ cầm lấy tiền đi. Anh có lương rồi, anh tự biết mình phải sắp xếp chi tiêu như thế nào cho hợp lý mà.
Tháng nào cũng thế, chẳng cần chị nhắc anh cũng tự động đưa tiền cho chị. Thậm chị trong tháng, thấy chị có vẻ kẹt tiền hoặc cần tiền làm gì đấy, anh cũng sẽ chẳng ngần ngại mở ví đưa tiền cho chị mà không cần chị phải nhắc. Đã mấy năm rồi, về chung sống cùng một nhà với nhau nhưng chưa bao giờ người ta nghe thấy anh chị lời qua tiếng lại, cãi vã nhau chỉ vì chuyện tiền nong. Lúc nào chị cũng cười thật tươi vì rằng anh luôn là người chồng chủ động trong mọi việc.
Thực tế, hôn nhân bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào người đàn ông. Mâu thuẫn xảy ra trong hôn nhân phần lớn xuất phát từ lý do tiền bạc mà ra. Đàn ông kiếm tiền, nhưng nhiều người lại giữ tiền cho riêng mình. Có đưa cho vợ thì cũng nhỏ giọt hoặc cố gắng chậm trễ. Họ nghĩ rằng tiền mình vất vả kiếm được thì tại sao lại phải đưa cho vợ mình. Nhưng đàn ông, cứ giữ mãi cái suy nghĩ nhỏ nhen, ích kỉ đó thì chẳng trách được tại sao hôn nhân của gia đình mình lúc nào cũng gặp sóng gió.
Còn những người đàn ông, chưa khi nào phải để vợ nhắc đến chuyện tiền bạc, luôn luôn chủ động đưa tiền cho vợ thì chắc chắn chẳng bao giờ gia đình xảy ra mâu thuẫn. Đàn ông mà cứ tính toán tiền bạc quá nhiều, hôn nhân lúc nào cũng sẽ xảy ra sóng gió. Thậm chí có nhiều người chồng kiếm được bao nhiêu tiền cũng đều chủ động đưa hết cho vợ chứ chẳng bao giờ giữ lại cho mình đồng nào. Tiêu bao nhiêu đó là việc của vợ, còn việc của mình chỉ có kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền về đưa cho vợ mà thôi. Hôn nhân muốn hạnh phúc, đàn ông đừng tính toán quá nhiều. Tiêu bao nhiêu với vợ con, gia đình đều là không đủ bởi đó đều là những thứ tồn tại duy nhất, mang đến hạnh phúc bền vững nhất đối với người đàn ông.