Rối loạn tiền đình là căn bệnh rất nhiều người mắc phải gây nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh. Vì bản chất công việc nên nhiều người phải thức khuya mỗi ngày. Thời gian đầu có thể không xảy ra vấn đề gì nhưng một thời gian dài thức khuya liên tục sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, choáng váng rồi ngất xỉu. Ban đầu, mọi người có thể lầm tưởng đó là do ngủ không đủ giấc, ăn uống thất thường nên cơ thể mệt mỏi. Nhưng thực ra khi đó là chúng ta đã bị chứng rối loạn tiền đình. Để chữa dứt điểm căn bệnh này bạn có thể thực hiện ngay những món ăn sau đây tại nhà nhé.
1. Óc heo hấp với lá ngải cứu
Theo y học hiện đại, não heo là thực phẩm có vị ngọt, tính hàn, giàu khoáng chất. Vì vậy, nó có tác dụng bồi bổ xương khớp, hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, chóng mặt, thần kinh suy nhược… Còn trong Đông y, ngải cứu chính là một loại thuốc nam thân thiện với sức khỏe. Nó có tác dụng hỗ trợ điều trị an thai, mụn nhọt, giúp máu thông lên não. Do đó, mọi người có thể dùng món này để hỗ trợ điều trị bệnh tiền đình.
Cách làm:
Bạn mua một bộ óc heo rồi gỡ bỏ những mạch máu lớn, trần qua nước sôi.
Lá ngải cứu bạn mang rửa sạch và thái nhỏ.
Cho óc heo và lá ngải cứu vào tô rồi hầm cách thủy trong khoảng 40 phút và thêm ít rau diếp cá vào và tắt bếp.
Bạn nên ăn nóng và ăn liên tục trong vòng 7 ngày.
2. Óc heo trộn trứng gà
Trứng gà rất tốt cho sức khỏe. Nó cũng có tác dụng hỗ trợ tim mạch bơm máu hiệu quả, vận chuyển máu tới não bộ. Nhờ đó làm giảm các cơn đau đầu, làm giảm triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.
Cách làm:
Lấy một bộ óc heo làm sạch rồi gỡ bỏ mạch huyết.
Đập trứng gà rồi đánh nhuyễn cùng óc heo và rau húng và rán lên.
Mỗi ngày bạn nên ăn 1 bữa và ăn liên tục trong vòng 10 ngày.
3. Sườn non nấu lá đinh lăng
Đinh lăng có tác dụng hoạt huyết dưỡng não, điều trị bệnh tiền đình. Nhờ tác dụng của lá đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ. Nhờ đó các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp hoạt động tốt hơn. Từ xưa, các cụ đã dùng đinh lăng để điều trị chứng suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể.
Cách làm:
Lá đinh lăng mang rửa sạch, sườn chặt miếng mửa ăn và rửa bằng nuốc muối rồi tiếp tục rửa kĩ bằng nước sạch.
Mang sườn ướp với các loại gia vị như hành khô, hành lá, hạt tiêu, nước mắm, muối, đường… trong vòng 15 phút.
Cho sườn vào nồi và hầm lửa nhỏ. Tới khi sôi thì bạn nên hớt bớt bọt để nước trong hơn và tiếp tục hầm cho tới khi sườn chín mềm mới cho lá đinh lăng vào.
Đun tiếp khoảng 5 – 10 phút tới khi mùi thơm của lá đinh lăng tỏa ra thì tắt bếp rồi múc ra ăn.
4. Canh mộc nhĩ thịt xay
Các nghiên cứu y khoa cho thấy, mộc nhĩ là loại thực phẩm giảu nguyên tố vi lượng như magie, kali, natri, vitamin B, đặc biệt hàm lượng sắt trong mộc nhĩ cao gấp 30 – 70 lần thịt. Do đó, mộc nhĩ thực sự là món ăn điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả.
Cách làm:
Mộc nhĩ bạn mang ngâm kĩ cho nở ra rồi rửa sạch, thái chỉ, thịt nạc thì mang xay thật nhuyễn ra.
Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu cùng với 600ml nước, đun sôi và hạ nhỏ lửa.
Hầm tới khi còn lại khoảng 200ml nước thì tắt bếp rồi múc ra ăn.
5. Chè nhãn hạt sen
Theo Đông y, long nhãn có tính ôn, vị ngọt có tác dụng an thần, làm giảm stress, ích tâm kiện tỳ, bồi bổ khí huyết. Vì vậy nó đặc biệt tốt với những người hay mất ngủ, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình. Hạt sem thì có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tỳ, là thực phẩm đặc biệt tốt với người thần kinh bị suy nhược, rối loạn tiền đình.
Cách làm:
Lấy 300gr hạt sen tươi hoặc 150gr hạt sen khô rửa sạch, bỏ phần nhân xanh bên trong và đổ ngập nước. Đun tới khi sôi thì bạn hạ lửa nhỏ để hạt sen chín mềm.
Thêm 2 muỗng đường vào và tiếp tục hầm trong 5 phút thì tắt bếp và vớt hạt sen ra.
1kg nhãn lồng bóc vỏ rồi dùng dao nhọn tách bỏ hạt.
Nhét hạt sen vào bên trong quả nhãn.
Đun sôi nước hầm hạt sen trước đó rồi cho hạt sen được lồng trong quả nhãn vào, tiếp tục đun sôi thì ngưng lại.
Để hạt sen có độ giòn thì mọi người nên vớt hạt sen ra cho vào bát nước đá. Tới lúc ăn thì múc nước ra bát rồi thêm hạt sen cùng đá vào.