Nước mía là thức uống vừa ngon lại chứa nhiều dinh dưỡng nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc uống nước mía có bị tiểu đường không? Bệnh tiểu đường có uống nước mía được không? Câu trả lời là người bệnh hoàn toàn có thể dùng mía. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết nước mía an toàn cho bệnh nhân tiểu đường vì đường được xử lý ở gan chúng ta thay vì ruột non. Tuy nhiên, người tiểu đường nên nhận tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
11 lợi ích của nước mía
1. Hồi phục năng lượng
Lý do khiến nước mía trở thành loại nước uống phổ biến vào mùa hè là nó giúp hồi phục năng lượng ngay lập tức và dập tắt mọi mệt mỏi. Như chúng ta đã biết thì nước mía là nguồn glucose tốt, giúp hydrates hóa lại cơ thể con người và giúp tăng cường năng lượng của cơ thể.
2. Nước mía tốt cho người tiểu đường?
Uống nước mía có bị tiểu đường không? Mặc dù vị của nước mía rất ngọt và có lượng đường cao, nó lại tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Mía chứa đường tự nhiên (chỉ số GI – glycemic index thấp) giúp ngăn ngừa đường glucose trong máu của người tiểu đường tăng cao, vì vậy có thể uống nước mía thay thế các loại đồ uống có ga. Tuy nhiên những người tiểu đường tuýp 2 nên tiêu thụ mía điều độ và chỉ uống nước mía sau khi nhận sự tư vấn từ bác sĩ.
3. Phòng chống ung thư
Nước mía được coi là một loại thực phẩm có tính kiềm vì chứa nồng độ canxi, magiê, kali, sắt và mangan cao. Các bệnh như: ung thư,.. không thể tồn tại trong môi trường kiềm và đó là lý do tại sao các nghiên cứu cho thấy rằng nó có hiệu quả trong việc chống lại ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
4. Duy trì sức khỏe của thận
Nước mía giúp tăng mức protein trong cơ thể, duy trì sức khỏe của thận. Pha chế ở dạng pha loãng nước mía và nước cốt chanh, nước dừa giúp giảm cảm giác nóng rát (thường liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lây truyền qua đường tình dục, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt).
5. Chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể
Các chất chống oxy hóa trong nước mía giúp chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó cũng bảo vệ gan chống lại nhiễm trùng và giúp kiểm soát nồng độ bilirubin. Đây là lý do mà các bác sĩ khuyên các bệnh nhân vàng da nên uống nước mía. Bởi vì nước mía là một trong số ít những nước uống được tiêu hóa mà không gây quá nhiều áp lực lên gan và cũng giúp giảm nồng độ bilirubin.
6. Hỗ trợ tiêu hóa tốt
Nước mía cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt do sự hiện diện của kali. Nó giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa ở trạng thái tốt, ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày và được coi là đặc biệt hữu ích trong việc điều trị vấn đề táo bón.
7. Ngăn ngừa sâu răng và hôi miệng
Các nghiên cứu cho thấy nước mía ngăn ngừa sâu răng và hôi miệng do hàm lượng khoáng chất cao. Vì vậy, hãy tiết kiệm chi phí khám nha sĩ bằng cách uống một ly nước mía tươi để có được hàm răng trắng sáng.
8. Bộ móng tay khỏe mạnh
Như đã đề cập trong một bài đăng liên quan đến tác dụng của các chất dinh dưỡng trên móng tay, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể có thể dễ dàng phát hiện bằng cách xem xét tình trạng sức khỏe và móng tay của bạn. Nếu bạn có móng tay bị đổi màu, giòn, có những đốm trắng trên đó, thì đã đến lúc bạn nên bổ sung nước mía trong chế độ ăn uống. Nước mía chứa đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp cho bạn bộ móng tay sáng bóng mạnh mẽ, trông sẽ đẹp ngay cả khi không sơn móng tay.
9. Khắc phục chứng rối loạn sốt
Nước mía đã được phát hiện là thức uống tuyệt vời cho những người đang phải vật lộn với chứng rối loạn sốt. Rối loạn sốt là nguyên nhân dẫn đến sốt, có thể dẫn đến co giật và mất protein trong cơ thể. Tình trạng này khá phổ biến ở các bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Nước mía giúp bù đắp và phục hồi lượng protein đã mất.
10. Giúp có làn da khỏe mạnh
Khi nói đến làn da khỏe mạnh, axit alpha hydroxy được cho là có rất nhiều lợi ích. Chúng chống lại mụn trứng cá, giảm nhược điểm, ngăn ngừa lão hóa và giúp giữ ẩm cho da. Một trong những axit alpha hydroxy hiệu quả nhất là axit glycolic và đường mía, cũng là một trong số ít nguồn tự nhiên của nó. Chỉ cần thoa nước mía lên da và để khô hoặc thêm nó vào mặt nạ yêu thích và tẩy tế bào chết. Sử dụng thường xuyên để thấy hiệu quả.
Mặc dù ưu điểm của nước mía là rất nhiều, nhưng phải đảm bảo rằng nó được chiết xuất một cách hợp vệ sinh. Điều quan trọng nữa là sử dụng và tiêu thụ nước ép ngay khi được chiết xuất vì nó có xu hướng bị oxy hóa trong vòng 15 phút.
Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Bệnh tiểu đường có uống nước mía được không? 3
11. Có lợi ích khác không?
Mía cũng được coi như là một nguồn sắt tốt. “Một ly thủy tinh nước mía chứa tương đương lượng sắt yêu cầu mỗi ngày của chúng ta”, theo ông Turakhia. Đây là một thức uống trước tập luyện tuyệt vời cho phòng ngừa bệnh tiểu đường. Nước mía cũng được biết đến là một nguồn phong phú của một số khoáng chất như canxi, kali, mangan, magiê và có thể giúp tiêu hóa tốt.
Bệnh tiểu đường và nước mía
Sống chung với bệnh tiểu đường có thể sẽ khó khăn vì căn bệnh này mang tới nhiều hạn chế cho người bệnh. Một điểm chung cấp thiết – tránh xa khỏi đường. Tuy nhiên, có phải điều này nghĩa là cần 1 lá chắn tránh mọi loại thực phẩm chứa đường không?
Chế độ ăn cho người tiểu đường gần như không chứa thực phẩm có chỉ số GI cao. Ngay cả khi bạn tiêu thụ các loại rau và hoa quả tốt cho sức khỏe, cũng cần xem xét các chỉ số GI của chúng. Người tiểu đường nên ăn những thực phẩm có chỉ số GI thấp.
Khi uống nước mía, tốt nhất nên làm theo mẹo này: “Mọi thứ trong chừng mực đều tốt nhất”.
Theo Alka Lohia, chuyên gia dinh dưỡng và bác sỹ dinh dưỡng: “nước ép mía có tác dụng như một thức uống cung cấp năng lượng tức thời vì hàm lượng đường trong đó. Vì vậy, một người mắc bệnh tiểu đường cần phải thận trọng với lượng nước mía mà họ tiêu thụ. Ngoài ra, cần được cân bằng với một bữa ăn thân thiện với người tiểu đường”.
Có một lý do khác khiến nước mía hoàn toàn an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường. “Đường có trong mía được xử lý ở bộ phận gan, thay vì ruột non”. Lohia cho biết: “Có thể sử dụng nước mía một cách an toàn để thay thế cho đồ uống có ga và nước trái cây đóng sẵn- loại gây nguy hiểm đối với người bệnh tiểu đường”. Tuy nhiên, Lohia cũng cảnh báo người tiểu đường tuýp 2 nên tiêu thụ 1 lượng nước mía phù hợp, hoặc tốt nhất nên nhai mía thay vì uống nước ép.
Ami Turakhia, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia tiểu đường và người sáng lập Diet Castle, đồng ý: “Nước ép mía có thể thay thế tốt cho đồ uống có ga, loại có thể rất có hại cho người mắc bệnh tiểu đường.” Nhưng Ami Turakhia không khuyến nghị tiêu thụ hàng ngày. “Vì đây là một dạng đường trực tiếp, nên chỉ những người bị hạ đường huyết mới nên tiêu thụ nó. Tôi muốn giới thiệu nó cho bệnh nhân tiểu đường chỉ khi mức độ đường giảm đột ngột”.
Như vậy, nước mía là thức uống có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường phải thận trọng và cần tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng.