Bí quyết nấu sữa đậu nành thơm ngon, chất lượng ngay tại nhà

Bí quyết nấu sữa đậu nành thơm ngon, chất lượng ngay tại nhà

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, tác dụng của sữa đậu nành là rất tốt cho sức khỏe con người và đặc biệt với sắc đẹp phái nữ. Sữa đậu nành được coi là “Vua của các loại đậu”.
Trong mỗi gram đậu nành có chứa đến 35-40 gram protein thực vật. Protein của đậu nành còn có nhiều axit amin cần thiết cho sức khỏe con người, trong đó có trytophan, một trong 9 loại axit amin hiếm mà cơ thể không tự tổng hợp được, giúp cung cấp năng lượng và tăng dẫn truyền thần kinh não bộ. Với hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy, sữa được làm từ hạt đậu nành mang tới vô số công dụng cho con người.
Sữa đậu nành là đồ uống không kén chọn người thưởng thức, lại rất tốt cho sức khỏe nên nhiều chị em đã tự làm tại nhà. Bên cạnh vấn đề an toàn chất lượng cũng như tiết kiệm chi phí thì việc nấu sữa đậu nành ngon vẫn cần có bí quyết. Dưới đây là tất tần tật bí quyết nấu sữa đậu nành thơm ngon giúp đảm bảo chất lượng dinh dưỡng ngay tại nhà. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Bí quyết nấu sữa đậu nành thơm ngon, chất lượng ngay tại nhà
Nguyên liệu

  • 120g Đậu nành
  • 1,2l Nước
  • 3-4 Cọng lá dứa
  • Dụng cụ cần thiết: Vải lọc, máy xay sinh tố

Cách làm
Để sữa đậu nành tự nấu đảm bảo chất lượng thì việc đầu tiên bạn phải đảm bảo chất lượng hạt đậu nành, đậu phải là đậu mới, không bị mốc, không bị lép và teo. Nên ưu tiên loại hạt được đóng gói chân không, có in hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng, vì cơ bản hạt đậu nành khi tiếp xúc với không khí thời gian dài dễ bị hơi nước xâm nhập làm biến chất. Nếu đậu sau khi làm xong vẫn còn dư thì bạn cần bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc túi nylon hàn kín.

Vỏ đậu nành thực chất dễ bị lẫn tạp chất và dầu, nếu bạn không ngâm và tách vỏ thì rất dễ xảy ra tình ra bọt đậu nành không ngon và mau hỏng. Để việc này không xảy ra, chị em nên cho đậu nành vào một nồi to, dùng vòi nước xả mạnh để bọt và các hạt lép. mốc nổi lên thì cho ra ngoài.

Khi nào bọt ra hết thì bắt đầu ngâm, ngâm đậu nành càng nhiều nước càng tốt, việc này giúp nước ngâm loãng và nồng độ chua cũng sẽ giảm đi. Tuyệt đối không được ngâm bằng nước nóng, không đậy nắp và phải để nồi ngâm ở nơi khô ráo thoáng mát. Ngâm từ 6-8 tiếng nếu thời tiết nắng nóng, cứ 2-3 tiếng thay nước ngâm một lần là tốt nhất.
Sau khi ngâm xong thì bỏ hết nước ngâm rồi xả mạnh cho bọt ra hết rồi mới bóp vỏ, làm vậy thì nước ngâm chua không ngấm vào trong hạt đậu nành.

Sau khi đã xử lý hạt đậu nành xong thì bạn cho đậu nành vào máy xay sinh tố, châm từ từ 200ml nước, vừa xay vừa dừng để nước đậu nành bão hòa, và hơn hết việc này giúp đậu nành được xay mịn mà không có bọt. Cho hỗn hợp đậu nành xay mịn ra một nồi to rồi cho hết lượng nước còn lại vào, khuấy đều cho đậu hòa tan.

Tiếp đó cho hỗn hợp đậu nành qua vải lọc để bỏ phần bã và giữ phần sữa đậu nành. Rồi cho sữa đậu nành thu được nấu lửa nhỏ trên bếp, khoảng 20-30 phút sau sữa đậu nành chín là có thể thưởng thức nóng.

Lưu ý trong quá trình nấu sữa đậu nành: Phải vặn lửa thật nhỏ, thỉnh thoảng khuấy nhẹ nồi sữa để tránh cháy ở dưới đáy nồi. Nếu sữa đậu nành khi nấu có sôi bùng và xuất hiện bọt thì ngay lập tức bắc nồi ra ngoài và hớt sạch bọt rồi cho lên bếp nấu tiếp. Không nên thấy sữa đậu nành sôi bùng là lấy ra và uống, việc này sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa khi sữa chưa chín hoàn toàn.

Để sữa đậu nành thêm ngon hơn thì bạn có thể cho thêm vài cọng lá dứa khi sữa đậu nành bắt đầu sôi, sữa đậu nành sẽ có mùi thơm nhẹ của lá dứa cùng hương vị béo ngậy đầy chất dinh dưỡng.


Chúc bạn thành công với bí quyết nấu sữa đậu nành thơm ngon tại nhà!