Loại quả mà tôi muốn nói đến chính cóc, trái cây với vô vàn công dụng. Với cóc, bạn có thể sử dụng được từ lá, rễ, quả đến hạt cho sức khỏe và làm đẹp.
Cóc được trồng phổ biến ở Malaysia, Ấn Độ, Sri Lanka và một số nước châu Phi. Không chỉ là món ăn quen thuộc của các chị em phụ nữ, cóc còn có nhiều giá trị về dinh dưỡng cũng như giảm cân hiệu quả.
Một quả cóc cung cấp 48Kcal năng lượng, 1gr protein, 12gr carbohydrate, 233 IU vitamin A, 30mg vitamin C, 15mg canxi, 3mg sắt và 20gr phốt pho. Trái cây này cũng chứa chất xơ ăn kiêng và các thành phần phức hợp Vitamin B như thiamine và riboflavin. Cũng theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y sinh học Nhiệt đới Châu Á Thái Bình Dương năm 2013, chiết xuất từ quả và lá cóc có đặc tính chống vi khuẩn, chống ô-xy hoá, kháng độc tố và tan huyết khối mạnh mẽ.
Lợi ích sức khoẻ của quả cóc
1. Giải cảm
Theo Đông y, cóc có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, kiện tỳ vị. Quả cóc chứa nhiều acid ascorbic gíup tăng sức đề kháng cho những người bị cảm cúm. Để giải cảm bạn có thể chấm cóc với muối rồi nhai thật kỹ và nuốt từ từ, cách này cũng giúp giảm ngay chứng đau họng.
Trong Đông y, vỏ cóc cũng có tác dụng tốt. Cha ông ta từ lâu cũng đã sử dụng vỏ cây cóc làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ đun với nước sắc uống. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
Quả cóc rất giàu vitamin C giúp cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch. Nó cũng cải thiện sự hình thành collagen và đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương.
Trái cây này cũng chứa chất chống ô-xy hoá giúp ngăn ngừa thiệt hại gốc tự do. Vitamin C giúp cải thiện sức khỏe, sửa chữa mô và nuôi dưỡng làn da. Nó làm tăng sản xuất collagen và cải thiện vẻ đẹp của da. Quả cóc cũng được sử dụng để điều trị các bệnh về da.
Lá cóc sau khi đun sôi, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt được sử dụng như một chất thay thế kem dưỡng da và kem dưỡng ẩm. Theo truyền thống, gốc cây cũng được sử dụng để điều trị chứng viêm, ngứa da.
3. Giúp điều trị ho
Lá cóc được sử dụng để điều trị ho. Cách làm như sau: Lấy khoảng 3-4 lá cóc tươi đun sôi với 2 cốc nước trong vài phút sau đó lấy nước pha thêm với mật ong rồi uống.
Quả cóc cũng được dùng để trị ho. Ép 2-3 trái cóc rồi thêm nước và ít muối vào uống 3 lần/ ngày giúp giảm ho hiệu quả.
4. Giúp điều trị các vấn đề về tiêu hoá
Cóc có hàm lượng chất xơ cao, giúp tiêu hóa và làm sạch ruột. Cóc được khuyến cáo cho những người bị táo bón và chứng khó tiêu.
Những người bị tiêu chảy, kiết lị có thể giảm bớt sự khó chịu bằng cách uống nước sắc từ vỏ cây theo cách sau: đun sôi 5gr vỏ cây cóc với 2 ly nước cho đến khi nước giảm còn 1/2.
5. Tốt cho mắt
Cóc không chỉ giàu vitamin C mà còn là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, đóng một vai trò quan trọng trong nhận thức thị giác.
6. Cung cấp năng lượng
Cóc là trái cây có đường cao chủ yếu ở dạng sucrose, cung cấp năng lượng tức thời, tự nhiên và lành mạnh.
7. Có tác dụng giảm cân cực tốt
Mặc dù cóc có lượng calo thấp, nhưng chúng lại cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể lại có ít chất béo, hàm lượng nước trong cóc cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Vì vậy, cóc là một trái cây lý tưởng để giảm cân.
8. Bổ sung sắt, giúp da dẻ hồng hào
Trái cây này lợi cho phụ nữ vì chứa hàm lượng sắt cao giúp điều chỉnh sự hình thành hồng cầu và giúp ngăn ngừa thiếu máu.
Một phần ăn gồm 100g cóc sẽ cung cấp khoảng 3,2 mg sắt, đáp ứng 18% lượng chất sắt cho cơ thể mỗi ngày. Chất sắt rất cần thiết cho sự vận chuyển ôxy và tạo ra các tế bào máu trong cơ thể. Nếu bạn bị thiếu máu nên thường xuyên bổ sung nhiều sắt từ trái cóc.
Ngoài các món ăn vặt yêu thích như: cóc chấm muối ớt, cóc ngâm chua ngọt, nước ép… cóc còn được dùng cho nhiều món ngon như salad, súp, nước sốt, mứt…
Các lợi ích khác
Các chất chống ô-xy hoá trong cóc có tác dụng chống lại ung thư.
Nó giúp trong việc đổi mới mô và bảo vệ chống lại bệnh tim mạch.
Ở một số nơi, quả cóc được sử dụng để điều trị thương tích do bỏng.
Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng trái cây này có thể làm hạ huyết áp cao.
Hạt cóc được sử dụng để điều trị bệnh hô hấp do kháng sinh.
Lá cóc sấy khô và nghiền nát cho đến khi bột và được sử dụng để điều trị vết loét miệng.
Rễ cóc được sử dụng như một tác nhân ngừa thai.
Loại quả được các bác sĩ khuyên dùng cho các bệnh nhân tiểu đường để điều chỉnh lượng đường trong máu.
Hàm lượng phốt pho và canxi trong cóc có lợi cho việc duy trì xương và răng khỏe mạnh.
Cóc cũng được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiểu và bệnh trĩ .
Vỏ và lá cóc cũng được sử dụng để điều trị các bệnh răng miệng do tính chống nấm của nó.