30 công thức món ăn vặt giúp thanh mát, giải nhiệt đẹp da – Phần 2.
16. Kem xoài túi
Nguyên liệu
- 400gr thịt xoài (xoài chín gọt vỏ lọc lấy phần thịt)
- 200ml whipping cream (không có thay bằng 200ml nước cốt dừa)
- 1/2 lon sữa đặc ông thọ
- 1 hộp sữa chua không đường
- 1/2 quả chanh thường (hoặc nước cốt của một quả chanh dây)
Cách làm
Xoài chia làm đôi, một nửa đem xay nhuyễn, một nửa xắt hạt lựu.
Một nửa xoài đã xay nhuyễn đem lọc qua rây để được mịn hơn sau đó đổ 200ml whipping cream hoặc nước cốt dừa+1/2 lon sữa đặc+1 hộp sữa chua không đường+1/2 quả chanh vắt lấy nước cốt trộn đều hoặc cho vào máy xay qua ở tốc độ thấp nhất để các nguyên liệu hoà quyện vào nhau.
Sau đó đổ một nửa xoài đã xắt hạt lựu vào trộn đều rồi đổ kem xoài ra các túi nhỏ, để ngăn đá đến khi đông cứng là được.
17. Kem que hoa quả
18. Rau câu flan cheese
Nguyên liệu
- Bột rau câu jelly: 1 gói
- Nước: 1,3l
- Đường: 200g + 50g
- Cà phê hòa tan: 120ml
- Phô mai con bò cười: 100g
- Whipping cream: 100g
- Sữa tươi không đường: 200ml
- Sữa đặc: 90g
- Trứng gà: 5 quả
- Ngoài ra chúng ta chuẩn bị thêm 1 khuôn đế liền nhé, hình dáng kích cỡ tùy các bạn lựa chọn. Có thể tận dụng nồi nấu ăn ở nhà chúng mình để làm khuôn đấy.
Cách làm
Bước 1: Ngâm phần bột rau câu với nước trong 30 phút rồi cho vào nồi nấu đến khi sôi, chú ý khuấy đều tay để rau câu không bị bén nồi
Bước 2: Sau khi rau câu sôi thì vớt hết bọt và cho 200g đường vào khuấy đều cho đường tan rồi tắt bếp
Bước 3: Phô mai, sữa tươi, whipping cream, sữa đặc, 50g đường cho vào chung một nồi khác để lửa vừa đến khi phô mai và đường tan hết. Trứng đánh tan rồi cho từ từ vào hỗn hợp sữa, vừa cho vừa khuấy đều tay để trứng không bị vón cục. Lọc hỗn hợp này qua rây để hỗn hợp được mịn
Bước 4: Hỗn hợp rau câu sau khi nấu ở bước 2 thì chia đôi, 1 nửa cho thêm phần cà phê vào, 1 nửa cho vào phần flan đã rây mịn ở bước 3. Giữ 2 nồi rau câu luôn nóng nhé, để bế ở lửa nhỏ.
Bước 5: Tiến hành đổ khuôn. Có thể bắt đầu với lớp rau câu cà phê trước, đổ dày khoảng 1cm. Khi lớp này đã đông (sẽ rất nhanh thôi), sờ tay còn hơi ấm thì đổ tiếp lớp rau câu flan đang nóng lên, cũng đổ khoảng 1cm nhé. Đợi lớp rau câu flan này đông rồi đổ tiếp lớp rau câu cà phê. Cứ làm như vậy đến khi hết 2 phần hỗn hợp.
Bước 6: Để nguội rồi cho vào tủ lạnh thôi nào. Rau câu phải ăn mát mới ngon chứ.
Hoàn thành rồi đấy các bạn ơi. Phần rau câu cà phê hơi đắng hòa quyện với phần rau câu flan béo ngậy ngon tuyệt vời luôn. Thành phẩm lại đẹp mắt vô cùng phải không nào. Cách làm rau câu flan cheese không quá khó, nguyên liệu lại cực kỳ dễ tìm vậy thì tại sao các bạn lại chưa vào bếp mà thực hiện ngay để chiêu đãi bạn bè và người thân nhỉ. Đặc biệt là các bé sẽ thích vô cùng luôn, mẹ cắt đến đâu ăn hết đến đấy ấy chứ.
19. Rau câu trái dừa
20. Soda chanh giải khát thật đã cho mùa hè
Nguyên liệu
- Gừng 50g
- Giấm táo 225ml
- Đường 200g
- Nước chanh 30ml
- Soda 1 lon
Cách làm soda chanh
Bước 1: Gừng rửa sạch, gọt vỏ, rồi cắt thành những lát mỏng.
Bước 2: Cho gừng và giấm táo vào nồi, đun ở lửa nhỏ đến khi thấy nước sôi (sủi bọt ở quanh thành nồi) thì tắt bếp.
Bước 3: Đổ phần nước ra 1 cốc thủy tinh rồi để nguội hoàn toàn. Khi nước đã nguội, bọc 1 lớp màng bọc thực phẩm cho kín phần miệng rồi để ở nhiệt độ phòng trong khoảng 24h. Sau 24 tiếng các bạn bỏ ra lọc lại 1 lượt qua rây để thu phần nước trong.
Bước 4: Cho hỗn hợp nước gừng vừa lọc vào cùng với đường đun ở lửa vừa, vừa đun vừa khuấy đến khi hỗn hợp sôi thì hạ lửa nhỏ đun liu riu thêm 2-3p nữa rồi tắt bếp. Để nguội hoàn toàn.
Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh, đậy kín thì siro gừng này các bạn có thể bảo quản trong 2 tháng để dùng dần nhé.
Bước 5: Cho đá vào ly. Đổ soda vào, thêm nước chanh, cuối cùng là siro gừng (60-70ml).
Vậy là món soda chanh đã hoàn thành. Khi uống các bạn khuấy đều lên nhé.
21. KEM DỪA
Nguyên liệu
- Sữa tươi: 250ml
- Sữa đặc
- Nước cốt dừa: 250ml
- Đường cát trắng: 50gr
- 3 lòng đỏ trứng gà
- Bột năng: 1 thìa
- 1 ống vani
- Dừa bào vụn: 50gr
- Đậu phộng rang giã nhỏ
Cách làm làm kem dừa không cần máy:
Bước 1: Cho lòng đỏ trứng và đường vào bát dùng máy đánh trứng đánh tan đường cho tới khi hỗn hợp trứng gà mịn là được.
Bước 2: Đun sữa tươi với nước cốt dừa nhỏ lửa khi thấy sữa sôi nhẹ quanh mép nồi thì tắt bếp.
Bước 3: Đổ hỗn hợp trứng trong bước 1 vào sữa tươi vừa đun khuấy thật đều.
Bước 4: Đổ hỗn hợp trong bước 3 vào nồi cho thêm bột năng đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy đều cho tới khi hỗn hợp sánh mịn thì cho thêm vani đảo đều rồi tắt bếp.
Bước 5: Lót giấy nến vào khay đổ dừa vụn vào lò nướng cho tới khi cháy xém thì lấy ra. Sau đó trộn dừa với hỗn hợp trứng sữa ở trên. Tới bước này nếu bạn có máy làm kem thì đổ kem vào thau của máy và ấn nút theo hướng dẫn, còn không có máy thì đổ kem vào thau nhôm rồi đậy kín nắp rồi cho rồi cho vào tủ đá.
Cứ khoảng 2-3 tiếng lấy ra dùng máy đánh trứng đánh cho bông đều, lặp lại bước này khoảng 2-3 lần rồi cất vào tủ kem để khoảng 3-4 tiếng là được. Để món kem dừa thơm ngon bạn nên cho thêm dừa và đậu phộng lên khi ăn sẽ hấp dẫn hơn nhiều đó.
22. Chè hạt sen long nhãn
Nguyêu liệu (sử dụng để nấu 6 bát chè sen):
- Hạt sen tươi: 3 – 4 bát sen
- Nhãn: 40 quả. Bạn lựa nhãn cùi dày, thịt trong của nhãn lồng Hưng Yên thì sẽ dễ lồng sen mà lại thơm, giòn.
- Đường phèn.
Cách làm:
Nhãn mua về rửa sạch dưới vòi nước, để ráo rồi bóc vỏ. Dùng dao nhọn hoặc lựa thìa cán dài và mảnh xoáy tròn quanh đầu núm nhãn đã bóc để tách hạt. Tách nhẹ nhàng để quả nhãn không bị rách mà vẫn giữ được nguyên quả.
Tách hạt sen khỏi bát rồi bóc vỏ, lột màng ngoài và dùng tăm để đẩy tâm sen ra.
Cho sen vào nồi, thêm nước rồi đun sôi, cho ít đường phèn vào rồi đun nhỏ lửa trong 5 – 7 phút đến khi sen chín mềm, có vị ngọt của đường phèn thì vớt hạt sen ra để nguổi. Cho thêm nước vào nồi vừa nấu sen, thêm đường phèn vừa khẩu vị. Nếu bạn thích ăn chè sen với đá thì cho ngọt hơn. Không nên nấu chè sen long nhãn ngọt quá gây cảm giác khó ăn lại làm mất vị ngọt tự nhiên của nhãn.
Lồng hạt sen vừa nấu vào cùi nhãn đã bóc, rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Nên mua hạt sen dư ra so với nhãn, để có thể thừa sen trần ăn thêm cho khác vị.
Khi ăn, múc nước chè ra bát, cho 5 – 7 nhãn lồng sen vào bát cùng vài hạt sen trần. Thêm đá nếu thích.
23. CHÈ TRÔI NƯỚC NHÂN VỪNG ĐEN
Nguyên liệu:
- 100g vừng đen đã giã nhỏ
- 2 thìa mật ong
- Đường ( tùy khẩu vị)
- 100g bột nếp
- 20g bột năng
- 130ml nước cốt dừa
- Nước đường
Cách làm:
Bước 1: Nấu nước đường và làm nhân vừng đen
Cho 150g đường vàng, 500ml nước cùng gừng thái chỉ và chút ít muối vào nồi đun liu riu.
Làm nhân chè trôi nước nước nhân vừng đen: Cho đường, mật ong, nước vào trong một nồi rồi khuấy đều để các nguyên liệu này được hòa tan với nhau.
Rồi bắc lên bếp nấu lửa nhỏ cho đến khi nước đường bắt đầu sánh lại thì sẽ cho vừng đen vào trộn đều là tắt bếp. Chờ đến khi hỗn hợp nguội bớt thì có thể viên nhân thành các viên to nhỏ tùy thích.
Bước 2: Làm bột nặn chè trôi
Trong cách nấu chè trôi nước nhân vừng đen, sau khi làm xong nhân chè, sẽ tiến hành làm bột để nặn chè trôi. Đầu tiên bạn sẽ cho một phần bột nếp cùng với bột năng và nước cốt dừa vào trộn đều. Sau đó đặt lên bếp và hâm nóng để có thể bắt tay vào làm.
Sau khi hỗn hợp sánh và quyện vào nhau. Bạn sẽ đeo bao tay rồi nhồi bột cho đến khi bột mịn không thấy dính tay là được.
Khi bột đã mịn, chia bột thành từng phần nhỏ. Nên lưu ý là sẽ chia phần bột nhiều hơn phần nhân để gói nhân. Sau đó viên tròn viên bột rồi ấn dẹp và cho nhân vào viên tròn lại.
Bước 3: Nấu chè trôi nước nhân vừng đen
Đặt một nồi nước khác lên bếp, đun sôi. Khi thấy nước sôi sẽ thả từng viên bột nhân vừng đen vào. Luộc các viên bột này đến khi nào thấy chúng nổi lên thì sẽ đun thêm vài phút nữa. Sau đó vớt các viên bột này ra, thả vào âu nước lạnh để chúng không bị dính vào nhau.
Cuối cùng, hoàn thành cách nấu chè trôi nước nhân vừng đen, bạn sẽ vớt các viên bột nhân vừng này từ âu nước lạnh ra. Thả vào trong nồi nước đường đang nấu sôi ở trên. Tiếp tục nấu thêm khoảng 10 phút nữa là tắt bếp và bạn đã nấu xong món chè trôi nước nhân vừng đen.
Nếu muốn các viên trôi nước có mà nâu đẹp hơn, thì bạn cần đun lâu hơn một chút là được.
Để thưởng thức, bạn chỉ cần múc chè trôi nước ra bát. Thêm một chút vừng và dừa khô hoặc dừa nạo lên. Vậy là bạn đã có bát chè ngon tuyệt rồi.
24. CHÈ CỦ NĂNG TRÁI DỪA
Nguyên liệu:
- Củ năng: 500gr
- Bột năng: 100gr
- Củ dền: 1 củ
- Bột thạch rau câu con cá dẻo: 1 gói
- Nước cốt dừa: 1 lon
- Dừa xiêm: 1 quả
- Lá dứa, đường
Cách làm:
Bước 1: Củ năng gọt vỏ, cắt hạt lựu.
Bước 2: Củ dền gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc bỏ bã, được bát nước màu đỏ. Lá dứa cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước được mát nước cốt màu xanh.
Bước 3: Cho nước củ dền vào nồi, thêm đường và đun sôi, sau đó đổ ½ chỗ củ năng thái hạt lựu vào đun cùng khoảng 2-3 phút thì tắt bếp, đổ củ năng ra rổ cho ráo nước.
Bước 4: Đổ củ năng ra bát, thêm khoảng 1-2 thìa bột năng vào bát, trộn đều để bột năng bám đều.
Bước 5: Cho nước lá dứa vào nồi, thêm đường và đun sôi, sau đó đổ nốt ½ củ năng thái hạt lựu vào đun cùng tới khi củ năng chuyển màu xanh thì vớt ra rổ cho ráo nước.
Bước 6: Đổ củ năng ra bát, thêm khoảng 1-2 thìa bột năng vào và trộn đều để bột năng bám đều quanh từng miếng củ năng.
Bước 7: Cho củ năng màu đỏ vào nồi nước sôi, tới khi lớp vỏ bên ngoài củ năng chuyển màu trong thì vớt ra 1 bát nước lạnh. Làm tương tự với củ năng màu xanh.
Bước 8: Đổ 300ml nước dừa vào nồi, đun sôi và thêm đường cho vừa miệng, sau đó đổ từ từ 3g bột rau câu vào nồi và khuấy đều. Đổ thạch dừa vừa đun vào ¼ quả dừa, chờ cho thạch đông lại.
Bước 9: Đổ 200ml nước vào nồi, thêm đường cho vừa miệng, sau đó đổ từ từ 2g bột thạch rau câu cùng 10ml nước cốt dừa vào và khuấy đều. Đổ thạch cốt dừa vừa đun lên trên lớp thạch dừa đầy ½ quả dừa.
Bước 10: Đổ nước cốt dừa vào nồi, thêm đường vừa khẩu vị, hòa tan 1 thìa bột năng với 200ml nước, sau đó đổ vào nồi nước cốt dừa, vừa đun vừa khuấy đều tới khi sôi thì tắt bếp.
25. Trà sữa nước cốt dừa
Nguyên liệu
- Trà túi lọc: 3 gói
- Nước cốt dừa: 30 ml
- Siro dừa: 20 ml
- Kem béo: 30 ml (Sữa béo Rich’s lùn)
- Nước đường: 20 ml
Cách làm
Trà ngâm nước sôi cho nở lấy nước. Nếu pha chế bằng hồng trà hoặc lục trà (green tea) sẽ ngon hơn trà túi lọc.
Cho vào trà đã pha sẳn 30ml nước cốt dừa, 20ml kem béo, 20ml syrup dừa và 20ml nước đường. Khuấy đều hỗn hợp trên hoặc có thể bỏ vào bình lắc để lắc sủi bọt thì uống sẽ ngon và dậy mùi hơn.
Cho thêm đá trà sữa đã pha chế và thưởng thức kèm với hạt trân châu hoặc bất kỳ topping nào bạn thích như thạch phô mai tươi, trân châu đen, trân châu trắng hay thạch trái cây…
26. Chè bưởi
27. Đồ uống từ mủ trôm – hạt é – sương sâm
Nguyên liệu:
- Mủ trôm nguyên chất (mủ trôm thô): 30gram
- Hạt é : 20gram
- Sương sâm/Sương sáo: 200g
- Nước tinh khiết: 1 lít
- Đường cát/ đường phèn: 100g
- Đá bi
Thực hiện:
Mủ trôm nguyên chất: cho ngâm trong 0.5 lít nước ấm(70 Oc) trong vòng 6-8 giờ cho mủ nỡ đều.
Hạt é: ngâm trong 0.5 lít nước nguội trong vào 10 – 15 phút.
Sương sâm/sương sáo: sắt nhỏ( như thạch dừa) hoặc to tùy thích.
Cho thêm đường vào hỗn hợp nước mủ trôm, hạt é, sương sâm khoáy đều, thêm đá bi vào là các bạn đã có thức uống dinh dưỡng mát lành cho gia đình, bạn bè.
28. KEM BƠ PHỦ CHOCOLATE
Nguyên liệu: (cho 10 cây kem)
- 3 quả bơ chín
- 1,5 cup sữa tươi hoặc sữa đậu nành
- 4 muỗng canh (60ml) sữa đặc có đường
- Một chút mật ong nếu thích
Phần phủ chocolate:
- Khoảng 115g chocolate đen, cắt miếng nhỏ (sử dụng chocolate 72%)
Dụng cụ:
- Khuôn đổ kem
- Que kem
- Máy xay sinh tố
Cách làm:
Cho phần thịt quả bơ, sữa và sữa đặc vào máy xay sinh tố xay thật mịn. Sau khi xay mịn bạn có thể nếm thử độ ngọt thế nào, cần thì cho thêm sữa đặc hoặc mật ong rồi lại tiếp tục xay một chút nữa.
Rót hỗn hợp trên vào khuôn cho tới khi khuôn kem đầy. Cắm que kem vào khuôn và cho vào ngăn đá tủ lạnh ít nhất 3 tiếng cho tới khi kem đông lại.
Cho chocolate đen tan chảy, bạn có thể sử dụng lò vi sóng hoặc đun cách thủy tùy thích. Lần lượt nhúng những que kem đã đông vào chocolate, sau đó dốc que kem lên để chocolate được phủ đều những phần bạn muốn. Cho những que kem này trở lại ngăn đá để chocolate cứng lại và kem cũng không bị chảy.
29. Chè trân châu nhân dừa ngon mát
Nguyên liệu:
- 130 gr bột năng
- 70 gr bột nếp
- 50 gr đường cát trắng
- Cùi dừa tươi: 1/3 quả (dùng cùi già)
- Nước sôi
Cách làm:
Cùi dừa cắt thành những miếng vuông nhỏ hơn đầu đũa một chút.
Trộn bột năng, bột nếp, đường cát với nhau trong một bát to, đun nước thật sôi rồi từ từ đổ vào bột, đổ vừa phải và từ từ. Lúc này bột sẽ có hiện tượng nửa sống nửa chín nếu sờ vào bột ngay sẽ rất nóng nên phải dùng đũa hoặc thìa to khuấy đều. Đợi bột bớt nóng thì đổ thêm bột năng khô vào nhồi đến khi bột dẻo mịn không dính tay là được. Bọc bột lại bằng màng bọc thực phẩm tránh bị khô.
Khi nặn véo một miếng bột nhỏ theo ý thích, ấn hơi dẹt, đặt miếng cùi dừa vào giữa bọc và vo tròn, làm lần lượt cho đến hết.
Đun một nồi nước, đợi nước thật sôi thả các viên trân châu vào luộc, trân châu nổi lên là đã chín thì tắt bếp, đậy vung thêm khoảng 15-20 phút nữa hãy vớt ra khỏi nồi.
Chuẩn bị bát nước lạnh thả các viên trân châu đã chín vào bát, trân châu nguội lại vớt ra đĩa, trộn thêm chút đường hoặc mật ong để không bị dính vào nhau.
Đun sôi một nồi nước đường gừng, độ ngọt theo ý thích. Nồi nước đường sôi thì cho trân châu vào đun nhỏ lửa vài phút rồi tắt hếp ngay (đường có thể sử dụng đường phèn hoặc đường thốt nốt cho thơm).
Khi ăn múc trân châu và nước đường gừng ra bát, thêm chút hạt é hoặc hạt chia ngâm nở, thêm chút đá là xong một bát chè trân châu nước đường gừng. Có thể để lại chút trân châu ăn với sữa chua hoặc ăn cùng các loại chè khác.
\Nếu muốn tạo màu cho trân châu là các màu tự nhiên bạn phải đun thật sôi phần nước màu đó rồi mới đổ vào bột, dùng nước nguội không thể nhào được bột năng. Ví dụ màu xanh trong trân châu ở trên là màu hoa đậu biếc, bạn ngâm nước nóng cho màu tiết ra, sau đó đun lại thật sôi mới nhào được bột năng.
30. Chè khúc bạch phô mai