30 công thức món ăn vặt giúp thanh mát, giải nhiệt đẹp da. Mẹ đừng quên bỏ túi để làm ngay cho cả nhà!
1. Chè hạt sen thạch đen
Nguyên liệu:
- 300g hạt sen khô hay sen tươi
- Thạch đen (thạch sương sáo)
- 50g đường phèn hay đường thốt nốt
Cách làm:
Hạt sen khô mua về rửa sạch, nếu dùng hạt sen tươi bạn nhớ lấy bỏ tâm sen cho thật sạch.
Đun tầm khoảng hai bát con nước lọc, đun thật sôi, thả hạt sen vào, thỉnh thoảng nhớ hớt bỏ bọt.
Đun đến khi bạn ăn thử thấy hạt sen thật mềm, cho đường phèn vào nấu cùng, đun lửa nhỏ để hạt sen không bị nát. Nếu hạt sen không mềm, bạn cho đường vào dễ bị sượng.
Sau khi đường phèn tan hoàn toàn, bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
Thạch đen thái hạt lựu, nếu không có thạch đen mua sẵn, bạn có thể mua thạch đen dạng đóng gói, đem nấu theo bao bì chỉ dẫn.
Khi dùng bạn múc chè ra bát hay ra cốc, thêm thạch đen và đá bào, trộn đều lên, dùng lạnh.
2. Nước chanh hương sả hạt chia
Nguyên liệu
- Chanh: 3 trái
- Hạt chia: 5 muỗng cà phê
- Sả: 4 cây
- Đường trắng: 200 gr
Cách làm
Sả cắt bỏ phần lá và thân già rồi cắt khúc nhỏ 5cm. Cho sả vào nồi nấu cùng với 200gr đường và 250ml nước đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu 15 phút rồi tắt bếp. Vậy là đã xong phần syrup sả. Bạn có thể làm nhiều hơn cho vào chai bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
Chanh vắt lấy nước cốt. Mình sử dụng chanh Úc nên quả lớn hơn chanh thường, 3 trái vắt được khoảng 180ml nước cốt chanh.
Cho vào bình nước chanh vừa vắt cùng với 250ml nước lọc, 1/2 số sirup sả rồi khuấy đều. Nêm nếm và thêm bớt syrup sả tùy khẩu vị. Đến đây bạn có thể cho trực tiếp hạt chia vào hoặc ngâm chia với nước ấm cho nở trước rồi vớt vào bình, khuấy đều rồi thêm đá là có thể dùng được rồi.
Khi cho hạt chia vào nước hạt sẽ nở ra, tạo cảm giác rất vui miệng khi uống. Thêm nữa là vị nước chanh chua ngọt, đặc biệt với hương sả thoang thoảng mang đến sự thư thái và mát lành. Hạt chia có giá trị dinh dưỡng rất lớn, kết hợp với nước chanh cũng là một loại nước thần thánh đối với sức khỏe chúng ta, tạo ra một loại thức uống đặc biệt tốt và chứa nhiều lợi ích. Sử dụng hàng ngày để có được một cơ thể khỏe mạnh và săn chắc bạn nhé!
3. Kem sữa dừa tươi ngon mát lạnh
Nguyên liệu:
- Nước cốt dừa tươi 300ml
- Sữa tươi 300ml, sữa đặc
- Dừa tươi bánh tẻ nạo sợi khoảng 50g
- Lòng đỏ trứng gà 4 quả
- Bột năng, vani tạo hương, đường trắng
Cách làm:
Đun sữa tươi cùng với nước cốt dừa tới khi quanh mép nồi lăn tăn sủi nhẹ thì tắt bếp.
Lấy lòng đỏ trứng gà khuấy cùng với một chút đường đến khi hỗn hợp mịn đều là được.
Cho hỗn hợp sữa tươi ở trên vào bát trứng gà, rồi nhanh tay khuấy đều. Sau đó cho hỗn hợp này vào nồi và đun lửa nhỏ.
Tiếp tục cho nhanh bột năng vào khuấy đều tay và liên tục để bột không bị vón cục. Sau đó Khi thấy hỗn hợp mịn dần và hơi đặc lại thì thêm vani rồi tắt bếp. Không nên cho vani sớm sẽ làm mất mùi của vani.
Chờ hỗn hợp nguội dần. Dùng máy đánh trứng đánh cho hỗn hợp nguội hẳn kem sẽ trở nên mềm và xốp hơn.
Trộn dừa vào hỗn hợp vừa đánh, đảo kĩ rồi cho vào một âu lớn có nắp đậy và để trong ngăn đá tủ lạnh, cứ khoảng 2 tiếng, các bạn lại đem ra rồi dùng máy đánh kem cho bông xốp.
Lặp lại thao tác này khoảng 4-5 lần rồi để hẳn trong ngăn đá 5-6 tiếng là bạn đã có thể thưởng thức món kem sữa dừa tuyệt vời rồi đấy!
4. Chè sầu riêng
Nguyên liệu:
- 4 múi sầu riêng đã chín
- 200g đỗ xanh
- 400g đường trắng tinh luyện
- 200ml nước cốt dừa
- 50ml sữa đặc có đường
- 4 thìa cà phê bột năng
- 1 gói đậu phộng rang
- 100g dừa tươi nạo sợi
Cách làm:
Đỗ xanh rửa sạch nếu chưa xát vỏ thì các bạn ngâm với nước ấm rồi đãi sạch vỏ. Nếu đã xát vỏ xong, các bạn ngâm với nước ấm để đỗ xanh càng mềm càng tốt.
Đổ đỗ xanh vào nồi cơm điện rồi chế thêm nước lọc vào ngập mặt đỗ rồi nấu nhừ. Để đỗ xanh có vị ngọt các bạn nên đổ thêm 100g đường trắng vào để nấu cùng.
Sau khi đỗ xanh chín, các bạn vớt ra đổ vào máy xay sinh tố. Sau đó các bạn cho thêm múi sầu riêng đã bỏ hạt cho vào xay thật nhuyễn.
Đổ 50ml sữa đặc có đường vào cùng với 100ml nước lọc rồi khuấy đều cho sữa tan hết.
Hòa 4 thìa cà phê bột năng vào một chiếc nồi có chứa khoảng 300ml nước lọc. Sau đó bắc lên bếp và đun.
Khi nước gần sôi, các bạn tiếp tục cho thêm hỗn hợp đỗ xanh sầu riêng vừa xay vào nấu cùng.
Tiếp tục cho thêm sữa đặc vừa pha cùng với 100ml nước cốt dừa và 300g đường trắng vào khuấy thật đều tay để chè không bị vón cục các bạn nhé! Nếu nồi chè có màu vàng tươi đều, sánh nhuyễn là các bạn đã thành công!
Khi chè chín các bạn múc ra bát để nguội rồi rắc thêm một ít lạc rang, dừa tươi nạo sợi lên trên và rưới nước cốt dừa xung quanh sau đó thưởng thức cùng đá bào các bạn nhé!
5. Bánh flan sữa tươi
Không quá ngọt và đặc như bánh flan truyền thống trước đây, công thức làm bánh flan sữa tươi vẫn giữ được độ béo thích hợp và không gây cảm giác ngán khi thưởng thức. Những chiếc bánh flan với chút béo béo, ngọt ngọt hòa quyện cùng với hương vị sữa tươi thanh nhẹ cực kỳ hấp dẫn.
6. CHÈ KHOAI DẺO ĐÀI LOAN SIÊU NGON, SIÊU ĐỘC
Nguyên liệu:
- 150gr khoai lang ruột trắng
- 150gr khoai lang ruột vàng
- 150gr khoai lang ruột tím
- 450gr bột năng
- 200gr đường trắng
- 200ml nước cốt dừa
- Mè rang
Cách làm:
Khoai lang rửa sạch, cắt khúc hấp chín.
Sau đó cho 150gr bột năng và 1 ít nước vào mỗi loại khoai, tán và trộn đều thành 1 khối dính.
* Ở bước này nếu thích ăn ngọt thì mình có thể cho thêm đường vào rồi trộn chung với khoai. Vì khoai hơi nhạt khi mình cho bột và nước vào độ ngọt đã bị giảm đi nên ăn sẽ hok đậm đà.
Viên khoai thành cọng dài rồi cắt hoặc viên tròn.
Bắc nước sôi, thả khoai vào luộc theo thứ tự màu trắng, vàng, tím (Vì màu tím khi mình luộc sẽ ra màu nên mình luộc cuối). Khi khoai nổi, vớt ra thả vào thau nước lạnh.
Cho 1 lít nước vào nồi, đổ 200ml nước cốt dừa và đường vào đun sôi.
Hoà 2 muỗng canh bột năng với ít nước, cho vào nồi nước đến khi sánh lại. (Cái bước này có thể bỏ qua, chị e nào muốn ăn sánh sánh thì cho bột năng, thích ăn lỏng thì k cần).
Thả các viên khoai lang vào nồi đun sôi rồi múc ra chén, rắc mè trang trí rồi ăn thôi,
7. Chè dừa non lá nếp ngọt mát
Chè dừa non rau câu lá dứa là món chè đơn giản, dễ làm nhưng hương vị lại cực kì đặc biệt. Dừa non mềm ngọt, thạch lá dứa giòn mát, bột báng dẻo dẻo và nước cốt dừa béo ngậy, tất cả hòa quyện tạo nên món chè thơm ngon, ăn một lần là mê tít.
8. CHÈ SƯƠNG SÁO CỐT DỪA
Nguyên liệu:
- Bột sương sáo: 80g.
- Nước cốt dừa đóng lon: 1 lon.
- Sữa đặc có đường: 100ml.
- Sữa tươi không đường: 100ml.
- Đường trắng: 100g.
- Đậu phộng rang sẵn: 100g, nếu không có đậu phộng rang bạn có thể thay thế bằng dừa khô thì cách làm chè sương sáo cốt dừa cũng rất ngon nhé.
- Dừa nạo: 100g.
- Đá bào: 500g.
Cách làm:
Cho 80g bột sương sáo và 100g đường vào nồi, trộn đều (nếu muốn ăn ngọt bạn có thể cho thêm đường tùy thích nhé) rồi từ từ cho 1 lít nước vào hỗn hợp này, khuấy nhẹ nhàng, đều tay đến khi bột tan hết, ngâm trong 30 phút. Bắc nồi lên bếp, đun với lửa vừa, vừa đun vừa khuấy đều tay đến khi bột sương sáo sánh lại, tiếp tục đun sôi thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Lưu ý: Để cách nấu chè sương sáo cốt dừa ngon, sánh mịn thì khi nấu bột sương sáo hãy cẩn thận, để lửa nhỏ và khuấy thật đều tay nhé, nếu không sương sáo sẽ bị vón cục, thậm chí cháy khét đó.
Đổ hỗn hợp sương sáo đã nấu chín ở trên vào khuôn hay hộp nhựa, để nguội hẳn rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh cho nhanh đông lại. Sau đó, thái sương sáo thành từng miếng vừa ăn hay thái hạt lựu tùy thích nhé.
Tiếp tục cho lon nước cốt dừa, 100ml sữa đặc, 100ml sữa tươi không đường vào nồi, khuấy tan đều rồi cho lên bếp, vặn lửa nhỏ liu riu đun sôi để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau, bạn không cần đun đến khi hỗn hợp sôi mạnh nhé, chỉ cần thấy từng bọt sữa nổi lên là đạt yêu cầu rồi, tắt bếp, để nguội, cho ra tô. Với cách nấu chè sương sáo cốt dừa đơn giản tại nhà này, bạn có thể chỉ sử dụng riêng cốt dừa chế biến sẵn cũng được nhưng nó sẽ kém ngon, kém dinh dưỡng hơn so với việc chế biến nước cốt dừa cùng sữa tươi, sữa đặc như hướng dẫn ở trên nhé.
Đậu phộng rang sẵn: xát kỹ vỏ và giã nhỏ.
Khi ăn, bạn cho sương sáo đã thái nhỏ ra 2/3 ly, đổ nước cốt dừa đã chế biến lên trên ngập mặt sương sáo, cuối cùng bạn cho thêm dừa nạo, đậu phộng giã nhỏ và đá bào nữa là đã có thể thưởng thức thành phẩm tuyệt vời của cách nấu chè sương sáo cốt dừa ngon, hấp dẫn, ngọt mát mà không kém phần bổ dưỡng này rồi.
9. Chè nấm tuyết táo đỏ
Nguyên liệu
- 2-3 cái nấm tuyết
- 15-20 quả táo đỏ khô
- 200gr hạt sen tươi hoặc khô
- 50gr quả long nhãn khô
- 3-4 viên đường thốt nốt (không có dùng 200gr đường phèn)
- Hạt é hoặc hạt chia
Cách làm
Nấm tuyết ngâm vào nước cho nở,cắt gốc,rửa sạch thái nhỏ.
Hạt sen tươi thì bỏ nhuỵ xanh bên trong rửa sạch,còn nếu dùng hạt sen khô thì rửa sạch ngâm nước ấm cho nở (tốt nhất nên ngâm vài giờ trước khi nấu).
Táo đỏ khô ngâm nước rửa sạch để ráo.
Long nhãn ngâm nước ấm cho nở mềm và rửa sạch.
Cho hạt sen vào nồi ninh đến khi mềm nhừ (lượng nước lúc đầu mình cho khoảng 1,5l). Dùng hạt sen tươi thời gian ninh sẽ nhanh hơn hạt sen khô. Trong quá trình ninh thỉnh thoảng hớt bọt cho nước được trong (không nên đậy vung kín khi sôi nước bùng lên trào ra ngoài, khi nước sôi hạ nhỏ lửa)
Hạt sen chín thì cho táo đỏ khô vào nấu cùng, chú ý hớt bọt cho nước được trong, đợi sôi lại thì cho đường thốt nốt hoặc đường phèn ,đường tan, cuối cùng cho nấm tuyết và long nhãn khô vào nấu, đợi sôi vài phút tắt bếp bắc xuống.
Đợi chè nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh (nhà mình hay nấu một nồi to, cất ngăn mát tủ lạnh ăn dần trong 2-3 ngày, càng lạnh ăn càng mát và ngon).
Hạt é hoặc hạt chia ngâm nước cho nở. Múc chè ra bát, thêm đá và hạt é đảo đều thưởng thức.
10. Cách nấu chè hạt sen rau câu chữa mất ngủ hiệu quả
Nguyên liệu:
- 5g bột rau câu con cá dẻo
- 100g hạt sen khô
- Lá dứa (lá nếp thơm)
- 60g đường phèn
- 20g đường cát
Cách làm:
Hạt sen khô mua về rửa với nước, vo sạch để loại bỏ hết bụi bẩn. Thường thì khi nấu chè hạt sen, nhiều người sẽ loại bỏ tâm sen. Tuy nhiên, nếu bạn bị mất ngủ, hãy để nguyên cả phần tâm sen nhé vì chính phần này mới có tác dụng chữa mất ngủ đấy.
Cho hạt sen khô vào nồi, thêm nước cho ngập hết mặt rồi đặt lên bếp ninh nhừ. Khi hạt sen sôi thì vặn nhỏ lửa. Lưu ý, khi đun hạt sen bạn nên hé vung khi sôi để tránh nước bị trào ra ngoài nhé!
Sau khi rửa sạch, bạn cho lá nếp (lá dứa) vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Lọc qua rây để lấy nước cốt. Cho lá dứa vào nấu chè hạt sen rau câu sẽ giúp món chè có mùi thơm rất dễ chịu, kích thích vị giác lắm đấy.
Bạn hoà bột rau câu với 20g đường rồi trộn đều. Đun khoảng 200ml nước, đợi khi nước sôi thì đổ hỗn hợp bột rau câu vào và khuấy đều. Đợi khi nước sôi tiếp thì từ từ đổ nước lá dứa vào, tiếp tục khuấy đều tay đến khi sôi lần nữa thì tắt bếp.
Bạn đổ luôn phần thạch rau câu vừa đun ra khay chữ nhật, đợi hỗn hợp thạch nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh cho thạch đông lại.
Sau khi thạch rau câu lá dứa đông lại, bạn bỏ ra thái thành sợi nhỏ vừa ăn.
Trong quá trình nấu hạt sen, nếu nước bị cạn thì bạn cho thêm một chút rồi tiếp tục ninh. Đến khi hạt sen đã nhừ, cho đường vào khuấy cho tan, đun sôi một lần nữa rồi tắt bếp để nguội.
11. Thạch lá dứa cốt dừa
Nguyên liệu:
- Rau câu dẻo
- Lá dứa
- Dừa
- Đường, sữa
Cách làm:
Dừa nạo cho ít nước vắt lấy nước cốt, để riêng. Cho khoảng 1/2 lít nước vào vắt lấy lần 2 để riêng.
Cho 10 gr rau câu dẻo trộn với 200 gr đường cho vào nước dừa lần hai ngâm 40 phút.
Lá dứa khoảng 50 gr xay nhuyễn với 1/2 lít nước, lọc lấy nước. Cho 5 gr rau câu dẻo với 100 gr đường vào nước lá dứa ngâm 20 phút.
Cho nước lá dứa với rau câu lên bếp nấu, khuấy đều đến khi sôi nấu thêm vài phút là được, cho ra khay hoặc hộp. Để thạch nguội và cứng, cắt nhỏ thạch ra, để tủ mát.
Cho nước dừa với rau câu đã ngâm cho lên bếp nấu và khuấy đều đến khi sôi cho thêm 1-2 thìa canh sữa đặc, nước cốt dừa vào khuấy đều và nấu thêm vài phút. Cho ra khuôn, cho thạch lá dứa đã cắt nhỏ vào, để thạch đông cho vào ngăn mát.
12. Nước mía lau,củ năng hạt chia đường phèn.
Nguyên liệu
- Mía: khoảng 6 đoạn dài 15cm (không kiếm được mía lau thì dùng mía thường, có mía lau thì càng tốt cho sức khoẻ)
- Củ năng (củ mã thầy): 200-300gr
- Lá nếp (lá dứa): 4 lá
- Hạt chia: tuỳ ý thích nhiều hay ít, khoảng 3-4 thìa canh ăn phở)
- Đường phèn: 100gr (độ ngọt tuỳ theo ý thích, nếu thích uông nhạt thì không cần cho đường phèn cũng được vì lúc nấu mía cũng tiết ra nước ngọt rồi)
- Nước trắng: 2 lít (mùa hè nấu nhiều hơn để ngăn mát tủ lạnh uống dần, dùng được trong hai ngày)
Cách làm
Củ năng mua sẵn loại người ta gọt vỏ về đỡ mất công gọt, nếu mua cả củ nguyên thì về rửa thật sạch bùn đất, gọt vỏ, tráng qua nước đun sôi để nguội. Thái miếng nhỏ vừa ăn.
Mía mua loại tước vỏ hoặc mua cả cây về tước vỏ, chặt khúc dài 15cm, chẻ thành những thanh nhỏ.
Hạt chia hoà với nước đun sôi để nguội, ngâm nở.
Lá nếp rửa sạch, để lại một lá sau trang trí, còn lại cuộn tròn thành một cuộn cho gọn.
Cho mía cùng 2 lít nước vào nồi cùng đường phèn (mùa hè có thể đun thêm nước khoảng 3-4l tuỳ ý, để ngăn mát tủ lạnh uống trong hai ngày). Đun sôi các nguyên liệu, hạ lửa nhỏ đun liu riu khoảng 15-20p cho mía tiết ra chất ngọt.
Sau 15-20p, dùng cái rây lọc qua một lần nước mía cho sạch cặn mía. Đổ nước mía vào nồi, thêm củ năng và lá dứa đun thêm 10p nữa, nêm nếm theo sở thích và tắt bếp để nguội.
Cho nước mía củ năng vào ngăn mát tủ lạnh, khi uống hoà thêm chút hạt chia đã ngâm nở. Không cần thiết cho đá và uống lạnh để giải khát. Trẻ con bà bầu đều uống được.
13. Chè sâm bổ lượng
Chè sâm bổ lượng là một món ăn có nguồn gốc xuất xứ từ Quảng Đông, Trung Quốc nhưng từ lâu đã được du nhập và trở thành món ăn quen thuộc của người Việt Nam trong những ngày hè nóng bức. Chè sâm bổ lượng có công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, là liều thuốc an thần quý hiếm. Vì vậy, nấu chè sâm bổ lượng thường xuyên để thưởng thức là điều bạn nên làm.
14. Chè thập cẩm
15. TỰ LÀM TRÀ SỮA VÀ CÁC LOẠI THẠCH TẠI NHÀ
Tự làm trà sữa và các loại thạch tại nhà: thạch trân châu trắng ăn giòn giòn dai dai giống ở dingtea, thạch phô mai, thạch rau câu flan cheese…mất tí buổi tối hôm sau uống cả ngày.